21 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 – Phần 1

APEC là diễn đàn Hợp Tác Kinh Tế châu Á – Thái Bình Dương, được thành lập năm 1989 với 12 nền kinh tế. Trải qua quá trình hoạt động, tới năm 1998, APEC có được 21 thành viên và duy trì tới hiện nay, bao gồm cả Việt Nam.

 

21 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 - Phần 1 1

 

Sự ra đời của APEC có nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nền kinh tế, tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các quốc gia trong khu vực, đảm bảo sự xuyên thông hàng hóa, dịch vụ và con người dễ dàng. Nhờ vậy đã tạo ra sự thịnh vượng của các quốc gia trong APEC bằng cách đề cao sự phát triển, công bằng, bình đẳng, ổn định và sáng tạo.

 

Cho đến nay, APEC chiếm 39% dân số thế giới, 57% GDP toàn cầu với sự đóng góp to lớn của các nền kinh tế bậc nhất thế giới hiện nay như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… và trong đó có 7/10 quốc gia ASEAN đã là thành viên của APEC.

 

Với sự tham gia của những nền kinh tế năng động nhất, tăng trưởng nhanh nhất thế giới cho thấy sự đa dạng, phong phú của khu vực cũng như trình độ và phương thức phát triển khác nhau. Nền kinh tế của các quốc gia ASEAN có sự khác biệt so với các nền kinh tế lớn khác trên thế giới , xong việc hợp tác với nhau trong một diễn đàn đã phản ánh được mục đích, quyết tâm chính trị chung là thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững trong khu vực và trên thế giới.

 

21 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 - Phần 1 2

 

Tuyên bố Bogor 1994 xác định mục tiêu của APEC là: Thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư tại Châu Á – Thái Bình Dương đối với các nền kinh tế phát triển vào năm 2010 và đối với các nền kinh tế đang phát triển là 2020.

 

APEC thống nhất nguyên tắc hoạt động giữa các khu vực là đôi bên cùng có lợi, mọi quyết định phải được sự đồng thuận, thống nhất và trên tinh thần tự nguyện của các quốc gia thành viên. Mọi nguyên tắc của APEC phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT).

 

21 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 - Phần 1 3

 

Hội nghị cấp cao APEC diễn ra trong hai ngày 10 và 11 tháng 11 ở Thành phố Đà Nẵng, đây là lần thứ hai Việt Nam vinh hạnh làm nước chủ nhà APEC và tổ chức Hội nghị này, lần đầu tiên tại Hà Nội vào năm 2006.

 

Vậy năm 2017, Hội nghị cấp cao APEC gồm những nước nào những nền kinh tế đó đang đóng góp vai trò gì trong sự phát triển, ổn định của nền kinh tế, chính trị của diễn đàn kinh tế chung APEC?

1. MỸ

21 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 - Phần 1 4

 

Mỹ – Nền kinh tế số 1 thế giới hiện nay với nền kinh tế mạnh mẽ và phát triển bậc nhất. Là một trong những thành viên đầu tiên sáng lập Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương vào lần họp đầu tiên tại Canberra, Australia. Cho tới năm 1993, Tổng Thống Mỹ Bill Clinton đã triệu tập các lãnh đạo kinh tế cấp cao APEC họp tại đảo Blake, Washington, Mỹ và đưa ra lời kêu gọi tháo gỡ những rào cản thương mại và đầu tư đa quốc gia với kỳ vọng xây dựng một cộng đồng APEC thịnh vượng, an ninh và ổn định cuộc sống cho người dâ thông qua sự hợp tác, liên kết giữa các khu vực.

 

Sau Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên thì năm 1994 đã cho thấy việc gặp gỡ hàng năm giữa các lãnh đạo kinh tế cấp cao APEC đã cho thấy được sự hiệu quả khi đã đưa ra được mục tiêu hàng năm, hướng tới việc tự do thương mại và đầu tư trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Và cũng trong năm này, ban thư ký của APEC cũng chính thức được ra đời đặt trụ sở chính tại Singapore mới nhiệm vụ điều phối các hoạt động của tổ chức.

 

21 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 - Phần 1 5

 

Cũng trong năm nay, thế giới đã dành nhiều sự quan tâm tới Mỹ khi mà GDP (2017) đạt 18.558 tỷ USD, GDP đầu người (2016) đạt 57.436 USD, xuất khẩu 1,45 nghìn tỉ USD, nhập khẩu 2,25 nghìn tỷ USD. Với 156 triệu người lao động nhưng tỉ lệ thất nghiệp đã giảm từ 4.7% xuống còn 4.3% khi ông Trump đắc cử. Khác với người tiền nhiệm là Tổng Thống Obama, ông Donal Trump với xuất thuân là một thương gia đã thực hiện chính sách kinh tế với tư tưởng bảo hộ thương mại với khẩu hiệu mang lại việc làm về cho người Mỹ. Trong ngày đầu tiên kế nhiệm, Tổng thống Donal Trump đã rút khỏi Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong khi Mỹ đang nắm giữ phần lớn GDP trong khối và Hiệp định này được ông Obama rất hậu thuẫn.

2. NHẬT BẢN

21 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 - Phần 1 6

 

Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC ngoài Mỹ ra thì Nhật Bản vẫn giữ một vai trò rất quan trọng và như một cán cân cân bằng giữa khu vực Châu Á và Mỹ. Hiện nay, nền kinh tế Nhật Bản đang đứng thứ 3 thế giới và cũng là một trong những nền kinh tế đầu tiên sáng lập nên APEC vào năm 1989. Trước đó, năm 1965, hai học giả người Nhật Bản Kojima và Kurimoto đã đề nghị thành lập một “ Khu vực mậu dịch tự do Thái Bình Dương mà thành viên gồm năm nước công nghiệp phát triển , có thể mở cửa cho một số thành viên liên kết trong cùng khu vực, tư tưởng này đã thúc đẩy nổ lực hình thành Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC) năm 1980 cũng như thúc đẩy ý tưởng thành lập APEC năm 1989.

 

Từ lúc thành lập APEC cho tới nay, Nhật Bản cũng đã hai lần làm nước chủ nhà APEC năm 1995 và 2010. Với sự lãnh đạo của Thủ tướng Shinzo Abe, nền kinh tế của Nhật Bản hứa hẹn sẽ được cải cách mạnh mẽ và tăng trưởng một cách ổn định kể từ nhiệm kỳ đầu tiên ông đắc cử vào tháng 12 năm 2012. Tới nay, ông Shinzo Abe vẫn tiếp tục tái đắc cử chức vị Thủ tướng Nước Nhật lần thứ 2 vào ngày 1 tháng 11 năm 2017 và đã ký kết thành công các hiệp định kinh tế chính trị quan trọng với Tổng thống Mỹ Donal Trump.

 

21 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 - Phần 1 7

 

Theo số liệu thống kê, quốc gia nền kinh tế thứ 3 thế giới có GDP (2017) ở mức 4,841 nghìn tỷ USD, GDP đầu người (2017) đạt 38.281 USD, xuất khẩu đạt 644,9 tỷ USD, nhập khẩu 606,9 tỷ USD. Và Nhật Bản đã cải thiện được mức tỉ lệ thất nghiệp 2,8% trong tổng số lực lượng lao động 65,4 triệu người.

 

Vào sự kiện APEC 2017 tại Đà Nẵng lần này, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio nhận định sẽ xúc tiến đầu tư vào Đà Nẵng giúp kết nối đầu tư giữa hai bên.

3. HÀN QUỐC

21 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 - Phần 1 8

 

Hàn quốc vẫn luôn được biết đến như một cường quốc kinh tế của thế giới với nền kinh tế hỗn hợp và cũng là 1 trong 12 nền kinh tế sáng lập ra APEC. Tuy nhiên, mô hình kinh tế này vẫn đang xuất hiện nhiều nhược điểm do sự thống trị của các tập đoàn gia đình chính vì vậy Hàn Quốc đang tiến hành các biện pháp để giảm thiểu sự thống trị của các tập đoàn gia đình, đề cao các chính sách thúc đẩy tăng trưởng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

 

Từ một nền kinh tế nghèo nàn nhưng chỉ sau 40 năm kể từ thập niên 60, Hàn Quốc đã thoát khỏi tình trạng nghèo khổ, yếu kém và vươn lên trở thành một cường quốc công nghệ giàu có bật nhất thế giới với mức thu nhập GDP đầu người cao đạt 29.115 USD (2017) và tốc độ phát triển lớn chỉ trong một thế hệ. GDP ( 2017) đạt mức 1.446 tỷ USD, xuất khẩu đạt 526,76 tỷ USD, nhập khẩu đạt 542,9 tỷ USD và tỉ lệ thất nghiệp ở mức 3,1% trong số 25 triệu người lao động.

 

21 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 - Phần 1 9

 

Với một nền kinh tế mạnh mẽ như vậy, nhưng Hàn Quốc luôn chịu áp lực bởi nền chính trị không ổn định, hòa bình kể từ sau Hiệp định đình chiến năm 1953 với quốc gia láng giềng Triều Tiên khi mà cả hai nước đang liên tục thử nghiệm các loại tên lửa tối tân nhất đe dọa khiến cho Seul phải dè chừng và lo lắng.

 

Hàn Quốc cũng từng được vinh hạnh hai lần là nước chủ nhà tổ chức Hội Nghị cấp cao APEC năm 1991 và 2005. Và trong sự kiện năm 2005, các nhà lãnh đạo cấp cao APEC đã thông qua lộ trình Busan diễn ra tại Busan, Hàn Quốc hướng tới việc thực hiện mục tiêu Bogor, khẳng định các cam kết trong lĩnh vực chống khủng bố, đảm bảo an toàn thương mại trong khu vực, an ninh y tế, đối phó với thiên tai và trình trạng khẩn cấp, an ninh năng lượng và các vấn đề phòng chống tham nhũng, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, cải cách APEC.

4. PHILPPINES

21 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 - Phần 1 10

 

Philippines vẫn luôn là một cái tên lớn trong nền kinh tế của Thế giới nói chung và ASEAN nói riêng và chắc chắn Philippines cũng là 1 trong 12 nền kinh tế đầu tiên tạo nên APEC. Năm 2017, Phillipines là nền kinh tế lớn thứ 34 thế giới, đứng thứ 13 ở Châu Á và thứ 3 trong ASEAN sau Indonesia và Thái Lan. Ngày nay, Philippines đang mong muốn quy hoạch lại mô hình phát triển quốc gia, chuyển đổi nền kinh tế lấy đầu tư làm động lực, từ đó thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bao trùm và bền vững hơn.

 

21 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 - Phần 1 11

 

Philippines đã 2 lần đăng cai tổ chức APEC vào năm 1996 và 2015. Trong hội nghị cao cấp APEC lần thứ 23 tại thủ đô Manila (Philippines) tháng 11/2015 đã thông qua 2 bản Tuyên bố cấp cao, 1 là Tuyên bố Bộ Trường và 6 văn kiện kèm theo với mục tiêu xuyên suốt là tăng trưởng bền vững. Hội nghị là bước chuyển mới, nâng tầm hiệu quả hợp tác diễn đàn APEC. Năm 2015 với sự tăng trưởng kinh tế không đồng nhất và có nhiều rủi ro và sự không chắc chắn của nền kinh tế toàn cầu thì thông qua hội nghị các nhà lãnh đạo đã nhất trí đưa ra các biện pháp hội nhập với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trên toàn cầu, xây dựng cộng đồng bền vững hỗ trợ lẫn nhau.

 

Năm 2017, GDP đạt 330 tỷ USD, GDP đầu người đạt 3.102 USD, xuất khẩu đạt được 58,8 tỷ USD, nhập khẩu với mức 71,1 tỷ USD. Tỉ lệ thất nghiệp vẫn tương đối cao so với trung bình của các thành viên trong diễn đàn APEC với mức 4,7% trên tổng số 64,8 triệu lao động.

5. BRUNEI

21 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 - Phần 1 12

 

Brunei, một quốc gia tương đối đặc biệt khi nằm trong top 10 quốc gia nhỏ nhưng giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người 50.032 USD và cũng là 1 trong 12 nền kinh tế đầu tiên sáng lập APEC. Vậy điều gì làm cho Brunei lại được bình chọn như vậy?

 

Brunei là nước sản xuất sản xuất dầu mỏ lớn thứ 3 ở Đông Nam Á và cũng là quốc gia sản xuất khí hóa lỏng lớn thứ 4 Thế giới. GDP của Brunei phụ thuộc nhiều vào giá dầu mõ nên quốc gia này cần có những chính sách kinh tế phù hợp nhằm giữ vững được vị thế của mình. Ngoài ra, chính phủ Brunei còn cung cấp miễn phí các dịch vụ y tế , trợ cấp lương thực và nhà ở cho người dân nhằm mang lại cuộc sống ổn định cho quốc gia mình.

 

21 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 - Phần 1 13

 

Brunei chỉ mới 1 lần đăng cai là nước chủ nhà APEC vào năm 2000 tại Bandar Seri Begawan, ra Tuyên bố để xây dựng luật lệ kinh tế thương mại mới , thiết lập môi trường thuận lợi hơn cho phát triển đồng thời có tiếng nói quan trọng trong việc việc xác định rằng những luật lệ mới của tổ chức thương mại Quốc tế (WTO) phải đáp ứng lợi ích của các nước đang phát triển. Và đáng chú ý nhất, ở trong sự kiện này Brunei đã đẩy mạnh sự hiện diện của internet trong khu vực làm nổi bật vai trò của quốc gia nhỏ bé nhưng giàu trên thế giới.

 

Theo số liệu thống kế, nền kinh tế thứ 130 của thế giới đạt được 11,4 tỷ USD năm 2016, GDP đầu người 31.000 USD, Xuất khẩu 6,35 tỷ USD, nhập khẩu 3,89 tỷ USD. Số lượng lao động 208.000 người với 3,7% tỉ lệ thất nghiệp.

6. NEW ZEALAND

21 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 - Phần 1 14

 

New Zealand là quốc gia có nền kinh tế thị trường lớn mạnh và nền kinh tế chủ yếu dựa vào thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa. Các đối tác nhập khẩu chính là Trung Quốc , Australia, Mỹ, Nhật Bản và các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, phương tiện, dầu khí, điện tử, dệt may và nhựa. Newzealand có cơ sở kinh tế nông, công nghiệp phát triển, trong đó chăn nuôi giữ vai trò quan trọng chính vì vậy những sản phẩm xuất khẩu là thực phẩm, động vật sống, nhiên liệu , quặng và kim loại. Đối tác xuất khẩu chính của Newzealand lớn nhất là Australia, Trung Quốc và quốc gia châu Âu.

 

Năm 2017, Thủ tướng Newzealand là bà Jacinda Ardern – nữ Thủ tướng thứ 3 trong lịch sử Newzealand. Bà là nhà lãnh đạo trẻ nhất của nước này trong hơn 150 năm qua và là nhà lãnh đạo trẻ nhất thế giới khi nhậm chức Thủ tướng ở tuổi 37. Khi ở cương vị mới, bà Ardern đẩy mạnh chính sách phản đối việc cắt giảm thuế cho người giàu, đồng thời ủng hộ việc trợ cấp cho người nghèo nhằm thúc đẩy sự ổn định về kinh tế, xã hội của quốc gia này.

 

21 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 - Phần 1 15

 

Newzealand đăng cai chủ nhà APEC được 1 lần vào năm 1999 và tại hội nghị này các nhà lãnh đạo đã thống nhất việc xóa bỏ thương mại không giấy phép vào năm 2005 ở các nền kinh tế phát triển và năm 2010 ở các nền kinh tế đang phát triển.

 

Điểm qua về nền kinh tế của Newzealand tới thời điểm năm 2016, GDP đạt 181,991 tỉ USD, GDP đầu người đạt 36.254 USD, xuất khẩu đạt mức 34,481 tỷ USD và nhập khẩu ở mức 33 tỉ USD. Tỉ lệ thất nghiệp ở quốc gia này đang khá cao với tỉ lệ thất nghiệp 5,7% trong 2,4 triệu người lao động.

7. AUSTRALIA

21 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 - Phần 1 16

 

Australia được biết đến hiện tại là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 13 trên thế giới, với GDP năm 2016 đạt 1,257 nghìn tỷ USD, GDP trên đầu người (2016) đạt 51.593 USD. Và tỷ lệ thất nghiệp chỉ khoảng 5,6%.

 

Việt Nam và Australia đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao tròn 40 năm kể từ năm 1973. Từ đó, Việt Nam và Australia đã có những bước hợp tác khá chặt chẽ và sâu sắc trong hầu hết các mảng từ kinh tế, văn hóa cho đến giáo dục, an ninh.

 

Giữa Việt Nam và Australia tính đến hiện tại đã là thành viên của Hiệp định Tự do Thương mại ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA) và hiện Việt Nam – Australia đang tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP).

 

Mặc dù là một nước thân với Mỹ, nhưng khi chính quyền tổng thống Trump quyết định rút khỏi đàm phán TPP thì Australia vẫn có những động thái nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa Hiệp định TPP này.

 

21 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 - Phần 1 17

 

Ông Craig Chittick – Đại sứ Australia tại Việt Nam nhìn nhận việc tổ chức hội nghị TPP 11 tại Đà Nẵng sắp tới nhân dịp APEC sẽ là cơ hội để tạo ra các bước tiến triển mới và đột phá mới cho các bên tham gia đàm phán.

 

Cũng theo Đại sứ, đại diện 15 doanh nghiệp lớn nhất và thành công nhất của Australia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh tại Đà Nẵng để họ có cơ hội được giao lưu, hợp tác với các doanh nghiệp Việt nói riêng và các doanh nghiệp trên thế giới nói chung.

 

Từ đó thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa hai nước sâu đậm hơn nữa.

 

>> Mời bạn xem tiếp 21 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 – Phần 2 bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Papua New Guinea, Peru, Thái Lan, Maylaisia, Singapore.

Dịch vụ văn phòng ảo Replus chuyên cung cấp địa chỉ đăng ký kinh doanh đắc địa tại TPHCM, Hà Nội:

Bài viết cùng chủ đề

Giải đáp: Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn?

Hiện nay, các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn luôn nhận được sự quan tâm từ phía người lao động. Vì vậy, để giải đáp thắc mắc của khách hàng, Replus xin giới thiệu đến quý khách hàng một số thông...

Thủ tục và điều kiện thành lập doanh nghiệp nhà nước

Hiện nay, thủ tục và điều kiện thành lập doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta là một quá trình khá phức tạp. Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp giảm bớt những khúc mắc trong quá trình này, hỗ trợ doanh...

Vay tín chấp cho doanh nghiệp mới thành lập như thế nào?

Vay tín chấp cho doanh nghiệp mới thành lập là gì? Hạn mức vay tối đa cho một doanh nghiệp là bao nhiêu? Tuy nhiên, cả hai khái niệm trên đã không còn quá xa lạ đối với doanh nghiệp trong kinh doanh. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp...

Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập doanh nghiệp TNHH 2024

Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, càng có nhiều cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp. Với nhiều hình thức doanh nghiệp, Doanh nghiệp tnhh được lựa chọn phổ biến nhất.  Với ưu điểm phù hợp với các doanh nghiệp mới thành lập với...

07 công việc kế toán cho doanh nghiệp mới thành lập cần làm

Kế toán cần phải nỗ lực rất nhiều để xây dựng một hệ thống kế toán chuẩn mực nhất cho các tổ chức mới thành lập. Kế toán được yêu cầu phải thực hiện các quy trình kê khai thuế đầu tiên và hoàn thành các tài khoản và chứng...

Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp 2024

Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp là mối quan tâm pháp lý chính mà chủ doanh nghiệp cần phải giải quyết nhanh chóng. Vậy sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần thực hiện những bước tiếp theo như thế...
Nội dung