Hôm trước, bạn đã tìm hiểu về 7 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phillipines, Brunei, New Zealand, Australia. Hôm nay bạn và tôi cùng tìm hiểu thêm 7 nền kinh tế ấn tượng khác tại Châu Á trong phần 2 này nhé.
8. TRUNG QUỐC
Không thể phủ nhận 1 điều rằng, sau Mỹ ra thì không 1 nền kinh tế nào dám nhận là mạnh thứ 2 ngoại trừ Trung Quốc – công xưởng của Thế giới. Trung Quốc luôn đạt mức tăng trưởng 10% suốt 30 năm và từ năm 2015 tới nay có dấu hiệu chững lại với mức tăng trưởng dưới 10% như thời kì trước.
Tại lần là nước chủ nhà Trung Quốc tổ chức Hội nghị cấp cao APEC tại Thượng Hải năm 2001, ngoài việc tập trung, mở rộng tầm nhìn APEC và các ưu tiên thì các nhà lãnh đạo cấp cao lần đầu tiên ban hành tuyên bố chống lại chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Hội nghị này được tổ chức tháng 11/2001 và chỉ 2 tháng sau khi Mỹ chấn động bởi chuỗi khủng bố ngày 11/9/2001.
Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 22 được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) 11/2014 có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu chặng đường 25 năm hình thành và phát triển của APEC (1989 -2014) và 20 năm thực hiện các mục tiêu Bogor về thuận lợi hóa tự do hóa thương mại, đầu tư (1994- 2014). Tại đây các nhà lãnh đạo cấp cao APEC nhấn mạnh tăng cường kết nối toàn diện đối với tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh thương mại hàng hải và hàng không, đẩy mạnh sự liên kết hợp tác và giúp đỡ vì sự thịnh vượng chung ở Châu Á – Thái Bình Dương. Hội nghị đã thông qua 2 tuyên bố, 4 văn kiện trong đó nổi bật là “Kế hoạch tổng thể về kết nối APEC giai đoạn 2015 – 2025”.
Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có GDP (2017) 11,8 nghìn tỷ USD, GDP đầu người (2017) 8.481 USD, xuất khẩu đạt được 2,09 nghìn tỷ USD, nhập khẩu ở mức 1,58 nghìn tỷ USD. Lực lượng lao động 807,1 triệu người trong đó tỉ lệ thất nghiệp là 3,97%.
9. ĐÀI LOAN
Đài Loan, nền kinh tế đang đứng số 22 thế giới, nền kinh tế này gia nhập diễn đàn APEC tháng 11/1991 với tên gọi theo tiếng Anh là Chinese Taipei cùng thời điểm với Trung Quốc và Đặc khu Hành chính Hong Kong. Do Đài Loan và Trung Quốc đã có những xung đột về Chính trị, nên ở mỗi hội nghị cấp cao APEC Đài Loan không được cử người đứng đầu vũng lãnh thổ này tham dự mà người tham dự phải là quan chức tương đương cấp bộ trưởng.
Bỏ qua những rào cản về mặt Chính trị đó, Nhà lãnh đạo của Đài Loan là Bà Thái Anh Văn vẫn đang thực hiện rất tốt chính sách kinh tế để Đài Loan vẫn có thể tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành 1 nền kinh tế mạnh có vị trí ổn định như ngày nay.
10. PAPUA NEW GUINEA
Papua New Guinea là quốc gia nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương với nền kinh tế chủ yếu dựa vào Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản, với phần lớn lực lượng lao động làm việc trong các lĩnh vực này. Tuy nhiên, phần lớn xuất khẩu của Papua New Guinea tới từ việc khoáng sản, trong đó có dầu mỏ và khí đốt. Dù sở hữu nguồn tài nguyên phong phú nhưng các hoạt động khai thác gặp nhiều khó khăn bởi địa hình hiểm trở của quốc gia này.
Papua là nền kinh tế nhỏ, chỉ đứng thứ 111 thế giới cho tới hiện nay, nhưng việc tham dự diễn đàn đã giúp nền kinh tế này đang tăng trưởng và tỉ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 1,9% trên tổng số 3,9 triệu lao động.
Papua New Guinea gia nhập APEC tháng 11/1993 cùng với Mexico. Tuy nhiên, quốc gia này chưa một lần tổ chức APEC. Theo kế hoạch, Papua New Guinea sẽ là nước chủ nhà của APEC năm 2018.
11. PERU
Peru là quốc gia có nền kinh tế thành công nhờ việc ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách chi tiêu ngân sách thận trọng hợp lý, dự trự ngoại hối cao, nợ nước ngoài giảm, thu hút đầu tư và thặng dư tài chính. Chính vì vậy Peru được Ngân hàng thế giới ( WB) xếp hạng là quốc gia có vị trí cao trong nhóm các nước có thu nhập trung bình.
Hiện nay, Ông Pedro Pablo Kuczynski Godard là tổng thống thứ 66 của Peru. Ông từng làm việc tại Mỹ trước khi tham gia chính trị ở Peru, giữ nhiều vị trí quan trọng tại Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) và nền kinh tế của Peru đứng thứ 49 thế giới với GDP (2016) đạt được 195,1 tỷ USD và GDP đầu người (2017) 6.506 USD.
Peru được kết nạp vào APEC vào thời điểm tháng 11/1998 và cũng là năm APEC ra quyết định tạm ngưng thời hạn xem xét kết nạp thành viên mới trong 10 năm sau đó. Peru cũng đã 2 lần đang cai tổ chức Hội nghị Thượng Đỉnh APEC vào các năm 2008 và 2016.
Tháng 11/ 2008 Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 16 được diễn ra tại Lima (Peru) đã đưa ra Tuyên bố Lima và Tuyên bố “ Cam kết mới đối với sự phát triển của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” tập trung vào các khía cạnh xã hội của thương mại và giảm khoảng cách giữa các nền kinh tế trong diễn đàn APEC. Trong hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo cấp cao APEC cũng đề cập tới khủng hoảng tài chính toàn cầu trong Tuyên bố chung.
Lần thứ 2 Hội nghị cấp cao APEC được tổ chức ở Peru vào năm 2016 thì APEC đã ra quyết định tuyên chiến với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và nạn tham nhũng, vốn bị coi là mụn nhọt của nền kinh tế thế giới. Số phận Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng được thảo luận tại Lima lần này trong bối cảnh ông Donal Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và đưa ra những sự thay đổi mới ảnh hưởng đến nền kinh tế.
12. THÁI LAN
Thái Lan được coi là 1 cái tên lớn trong nền kinh tế ASEAN đứng thứ 2 trong khu vực chỉ sau Indones và đây là vị trí mà Thái Lan đã nắm giữ trong nhiều năm qua. Thái Lan cũng là 1 trong 12 nền kinh tế đầu tiên sáng lập nên APEC. Hiện tại , Thái Lan được xem là 1 con hổ về ngành công nghiệp ở ASEAN với niềm tự hào là quốc gia có ngành công nghiệp ô tô lớn thứ 1 ở Đông Nam Á và lớn thứ 12 của thế giới.
Tính tới thời điểm hiện nay, Thái Lan chỉ mới đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao APEC 1 lần tại thủ đô BangKok diễn ra vào tháng 10/2003. Tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo APEC đã đồng ý nối lại Chương trình nghị sự Phát triển Doha của WTO đồng thời nhấn mạnh mục tiêu bổ sung của các hiệp định thương mại song phương và khu vực (bao gồm Các mục tiêu Bogor và hệ thống thương mại đa phương thuộc WTO).
Đồng thời Hội nghị APEC đã ra Tuyên bố Bangkok về quan hệ “Đối tác vì tương lai các nhà lãnh đạo APEC nhất trí thúc đẩy quan hệ đối tác nhằm tiến tới tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, đồng thời bảo vệ người dân và cộng đồng trước nguy cơ đe dọa về an ninh và giúp cho nhân dân được hưởng lợi đầy đủ từ quá trình tự do hóa và mở cửa thương mại.
Được xếp hạng là nền kinh tế thứ 27 của thế giới, Thái Lan có GDP (2017) đạt 433 tỷ USD, GDP đâu người (2017) 6.256 USD. Sản lượng xuất khẩu ở mức 215,38 tỷ USD, mức nhập khẩu 194,19 tỷ USD. Tỉ lệ thất nghiệp tương đối thấp chỉ ở mức 0,9% trong tổng số 39,41 triệu người lao động.
13. MALAYSIA
Malaysia có nền kinh tế được xếp thứ 35 của thế giới, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và là 1 trong 12 thành viên đầu tiên sáng lập APEC. Nhờ sự chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô thành tập trung nguồn lực vào ngành công nghiệp sản xuất hàng điện tử, điện lạnh và dệt may và các ngành công nghiệp nặng điển hình là luyện thép và chế tạo ô tô đã giúp cho nền kinh tế của Malaysia mạnh mẽ như ngày nay.
Theo Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu năm 2017, Malaysia là nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh thứ 6 trong châu lục sau Singapore, Qatar, Isreal, Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất và Nhật Bản. Đây cũng là quốc gia có sức cạnh tranh mạnh thứ 23 trên thế giới.
Dù thu nhập bình quân trên đầu người không cao nhưng người dân Malaysia có mức sống tương đương với các nước có GDP/đầu người cao như Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ hay Brazil. Báo cáo năm 2017 của Ngân hàng Thế giới cho biết, dù GDP/đầu người theo danh nghĩa của Malaysia là 10.620 USD/năm nhưng GDP/đầu người tính theo sức mua tương đương (PPP) của quốc gia này lên tới 28.681 USD/năm.
Là 1 trong 12 nước sáng lập APEC nhưng Malaysia chỉ mới 1 lần đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao APEC tại thủ đô Kuala Lumpur vào tháng 11/1998. Trong cuộc họp APEC lần thứ 6, các nhà lãnh đạo APEC đã đồng thuận thông qua 9 ngành đầu tiên trong Tự do hóa sớm theo ngành (EVSL) đồng thời thúc đẩy các EVSL với các nền kinh tế không phải thành viên APEC tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Nền kinh tế của Malaysia (2017) đạt mức 294,6 tỷ USD; GDP đầu người 10.756 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu đạt được 175.7 tỷ USD, mức nhập khẩu 147.7 tỷ USD. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức trung bình với tỉ lệ 3,4% trong 15,03 triệu lao động.
14. SINGAPORE
Singapore, 1 trong 12 nền kinh tế sáng lập APEC. Tuy chỉ chỉ là một quốc gia với diện tích hạn chế nhưng được đánh giá là nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao và mở nhất thế giới. Nó đứng thứ 7 trong danh sách những nước ít tham nhũng, tạo thuận lợi cho kinh doanh nhất thế giới. Trụ sở của APEC được đặt tại Singapore.
Mặc dù là nơi đặt trụ sở chính của APEC nhưng Singapore mới chỉ đăng là nước chủ nhà APEC được 1 lần. Hội nghị APEC lần thứ 17 tại Singapore vào tháng 11/2009 với chương trình nghị sự nỗ lực theo đuổi tăng trưởng cân bằng, toàn diện và bền vững. Các nhà lãnh đạo đã thống nhất đưa ra các giải pháp nhằm chống lại chủ nghĩa bảo hộ lao động và các biện pháp để giải quyết những hậu quả bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra.
Nền kinh tế thứ 37 thế giới này đạt được mức GDP 291.8 tỷ USD, GDP đầu người 51.431 tỷ USD và tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp chỉ 2,2% trong số 3,6 triệu người lao động.
>> Mời bạn xem tiếp 21 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 – Phần 3 bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Papua New Guinea, Peru, Thái Lan, Maylaisia, Singapore.
Dịch vụ văn phòng ảo Replus chuyên cung cấp địa chỉ đăng ký kinh doanh đắc địa tại TPHCM, Hà Nội:
- Văn phòng ảo Quận 1
- Văn phòng ảo Bình Thạnh
- Văn phòng ảo Thủ Đức
- Văn phòng ảo Quận 9
- Văn phòng ảo Phú Nhuận
- Văn phòng ảo Tân Bình
- Văn phòng ảo Quận 8
- Văn phòng ảo Hà Nội
Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Replus.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và cho thuê văn phòng. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.