BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, cơ hội được tạo ra, cũng đồng nghĩa với cạnh tranh càng ngày gay gắt và phức tạp hơn. Không còn đơn thuần là giữa doanh nghiệp Việt với nhau nữa mà thêm giữa doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp nước ngoài. Và bảo hộ thương hiệu là một hành động vô cùng cần thiết. 

Vậy, vấn đề đặt ra là trong một môi trường càng ngày quốc tế hoá như thế, làm thế nào để thương hiệu của bạn không bị nhầm lẫn, không bị “đạo nhái” trước các đối thủ?

Hay nói cách khác, bạn đã tự bảo vệ cho “đứa con” của mình chưa?

“Bảo vệ” nó không bị đánh cắp, không bị sao chép trước những kẻ cơ hội luôn rình rập xung quanh, chờ chực cướp đi trắng trợn niềm tự hào đó?

Hãy hành động ngay bây giờ! Bảo hộ nhãn hiệu ngay bây giờ!

Đấy chính là cách hợp pháp duy nhất thể hiện tình yêu thương, thể hiện thái độ trân trọng thành quả lao động chân chính của chính bạn.

Bảo hộ thương hiệu là gì?

Bảo hộ nhãn hiệu là một công cụ pháp lý của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu khỏi sự xâm phạm từ những chủ thể khác.

bảo hộ nhãn hiệu là gì
Định nghĩa bào hộ thương hiệu

Bảo hộ nhãn hiệu bao gồm tất cả hình ảnh, màu sắc, kiểu chữ, từ ngữ liên quan đến nhãn hiệu như: LOGO, Tên Nhãn Hiệu, Sản phẩm, Dịch vụ gắn liền với tên Nhãn Hiệu.

Đối tượng có quyền hồ sơ đăng ký logo thương hiệu độc quyền

Cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức là 3 đối tượng có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Đối tượng là cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài đều có quyền như nhau.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu có thực sự cần thiết?

Có một sự thật là hiện nay có rất nhiều công ty khá thờ ơ với việc bảo vệ nhãn hiệu của mình. Nhiều người cho rằng công ty nhỏ, Thành lập công ty thì cần gì phải đi đăng ký bảo hộ. Vì thường chỉ có những công ty lớn mới bị các đối tượng khác gian lận đánh cắp nhãn hiệu thôi.

Nhưng thực tế, đợi đến khi công ty đủ lớn mới lật đật đi đăng ký độc quyền thương hiệu thì đã quá muộn rồi.

Lợi ích của việc bảo hộ thương hiệu
Doanh nghiệp cần phải đăng ký bảo hộ thương hiệu

Cùng xem xét 6 lý do khiến việc bảo hộ nhãn hiệu và logo là bức thiết

  • Tạo ra độc quyền nhãn hiệu
  • Nhãn hiệu được pháp luật bảo vệ: nhãn hiệu hay thương hiệu đều được xem là sản phẩm hay tài sản trí tuệ hợp pháp của cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp vì thế sẽ được pháp luật bảo vệ.
  • Tránh sao chép hoặc lợi dụng nhãn hiệu từ đối tượng khác để kinh doanh trái phép, làm xấu đi hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.
  • Có thể nhượng quyền hoặc bán nhãn hiệu một cách hợp pháp khi có mong muốn.
  • Bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
  • Tự tin truyền thông, quảng bá nhãn hiệu rộng rãi đến người tiêu dùng mà không lo sẽ có đối tượng khác lợi dụng hình ảnh thương hiệu để làm việc sai pháp luật.

Tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu của Replus?

Với quy mô công ty ngày càng mở rộng, Replus đã phát triển riêng cho mình một bộ phận Pháp lý với nòng cốt là những chuyên gia tư vấn pháp luật giỏi giang.

Tại sao cần đăng ký bảo hộ thương hiệu
Replus cung cấp dịch vụ bảo hộ thương hiệu

Lợi ích của bảo hộ thương hiệu

Sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách hàng sẽ:

  • Được tư vấn miễn phí khả năng bảo hộ nhãn hiệu của khách hàng
  • Được tư vấn miễn phí thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
  • Được tư vấn miễn phí xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu
  • Được tư vấn miễn phí các quy định pháp luật liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu
  • Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu doanh nghiệp rất đơn giản

Khi đồng ý sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Replus, bạn chỉ cần chuẩn bị chính xác 6 loại giấy tờ liên quan dưới đây và phòng pháp lý Replus sẽ giúp bạn hoàn thành tốt các bước còn lại:

Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu
Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu chung của Cục sở hữu trí tuệ
  • Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký theo quy định, mẫu này trình bày theo kích thước tối đa là 80 x 80mm
  • Giấy ủy quyền
  • Giấy giới thiệu
  • Chứng từ lệ phí nộp phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
  • Tài liệu khác liên quan (nếu có)

Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu và thời gian đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền

Bước Quy trình Thời hạn
Bước 1 Thẩm định hình thức 2 tháng
Bước 2 Công bố đơn hợp lệ 3 tháng
Bước 3 Thẩm định nội dung 12 tháng

 

Như vậy, kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sẽ tốn khoảng 15 tháng để hoàn thành và cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Để đảm bảo tính công bằng cho mọi người, ngày có HIỆU LỰC được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là ngày mà bạn bắt đầu nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lên Cục sở hữu trí tuệ.

Bài viết cùng chủ đề

Quy định về thành lập doanh nghiệp 2024 mà bạn nên biết

Luật Doanh nghiệp 2020 đã đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, cho phép các doanh nhân tiết kiệm chi phí và thời gian khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, câu hỏi phổ biến nhất mà Replus luôn nhận được từ các khách hàng chuẩn bị khởi...

Thông tin thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa - hiện đại hóa hiện nay, việc thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam để tăng cường mở rộng hoạt động kinh doanh của các tổ chức nước ngoài đang ngày nhận được nhiều sự quan tâm của các cá...

Thành lập doanh nghiệp quận Đống Đa uy tín tại Hà Nội

Hiện nay, quận Đống Đa không chỉ nổi tiếng là nơi chứa đựng nhiều dấu ấn lịch sử mà còn là một những quận có sự nhộn nhịp về mặt kinh doanh vượt trội. Chính vì lý do này, nên rất nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch lựa chọn...

Hướng dẫn thủ tục thành lập văn phòng đại diện từ A – Z

Trong thời kỳ kinh tế phát triển, văn phòng đại diện đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư với mục đích mở rộng kinh doanh và thúc đẩy mạnh quá trình bán hàng. Tuy nhiên, để có thể bắt đầu hoạt động văn phòng đại...

Tổng quan về thành lập doanh nghiệp tại Úc mới nhất

Ngày nay, nước Úc đang trở thành một trong những quốc gia có sức hút và tầm ảnh hưởng đến các nhà đầu tư Việt. Bởi tại đây, không chỉ nổi tiếng về du lịch mà còn là nước có tiềm lực kinh tế mạnh đứng thứ 13 trên thế...

Cập nhật 2023: Mẫu thanh lý hợp đồng mới và thông dụng nhất

Khi tiến hành hợp tác kinh doanh, trao đổi hoặc giao dịch mua bán, việc ký kết hợp đồng với các điều khoản rõ ràng là cần thiết. Tương tự, khi hợp đồng đó hết hạn, quy trình thanh lý hợp đồng cần được thực hiện để chấm dứt mọi...
Nội dung