Đã trải qua 14 nền kinh tế ấn tượng tại APEC 2017 bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phillipines, Brunei, New Zealand, Australia, Trung Quốc, Đài Loan, Papua New Guinea, Peru, Thái Lan, Maylaisia, Singapore. Hôm nay bạn và tôi cùng tìm hiểu thêm 7 nền kinh tế ấn tượng còn lại trong phần 3 này nhé.
15. INDONESIA
Indonesia hiện đang là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và đứng thứ 16 trên thế giới. Indonesia đồng thời cũng đang là thành viên của G-20 ( nhóm các nền kinh tế lớn trên thế giới) và được phân loại là đất nước công nghiệp mới mà trong đó chính phủ đóng vai trò chủ đạo. Năm 2012, Indonesia đã vượt Ấn Độ để trở thành nền kinh tế G-20 phát triển nhanh thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng hàng năm của quốc gia này đang chậm lại và duy trì ở mức 5%.
Indonesia, 1 trong số 12 nền kinh tế sáng lập APEC, đã đăng cai là chủ nhà tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC vào năm 1994 được tổ chức tại Bogor tháng 11/1994. Tại đây, các nhà lãnh đạo APEC đã chuẩn thuận với Bản dự thảo “Mục tiêu Bogor” nhắm vào mục tiêu mở rộng và tự do hoá các lĩnh vực thương mại và đầu tư bằng cách giảm thiểu rào cản thuế quan trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đến mức ở giữa số 0 và 5% vào khoảng năm 2010 tại các nước đã công nghiệp hoá và năm 2020 tại các nước đang phát triển.
Với chỉ số GDP (2017) đạt 941 tỷ USD, GDP đầu người 3.604 USD, mức xuất khẩu đạt 144,4 tỷ USD và nhập khẩu ở mức 135,6 tỷ USD. Nhưng một điểm đang còn hạn chế ở nền kinh tế này là tỉ lệ thất nghiệp đang còn khá cao với mức 6,3% trong số 123,7 triệu người lao động.
16. CANADA
Canada vẫn luôn là một cường quốc kinh tế lớn trên thế giới với vị trí số 10. Là 1 trong 12 nền kinh tế sáng lập APEC và cũng là 1 trong 10 nước giàu có nhất thế giới với tiêu chuẩn và chất lượng cuộc sống cao. Canada cũng giống như những nước phát triển khác là nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào công nghiệp và dịch vụ, chiếm 75% tổng GDP. Tuy nhiên, kinh tế Canada liên kết khá chặt chẽ với kinh tế quốc gia láng giềng là Mỹ và đây cũng chính là đối tác xuất nhập khẩu chính của Canada.
Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 5 được tổ chức ở Vancouver ( Canada) vào tháng 10/1997 và cũng là lần duy nhất Canada làm nước chủ nhà tổ chức APEC cho tới thời điểm này. Và tại Hội nghị lần này các nhà lãnh đạo APEC tán thành đề xuất Tự do hóa sớm theo ngành (EVSL) trong 15 lĩnh vực. Tuy nhiên, cuộc họp tại Vancouver cũng chứng kiến cuộc bểu tình phản đối sự hiện diện của một số nhà lãnh đạo bị coi là độc tài. Các cuộc biểu tình bất bạo động đã bị Cảnh sát Hoàng gia Canada giải tán bằng hơi cay.
Canada có giá trị GDP ( 2016) đạt 1.529 tỷ USD, GDP đầu người cũng tương đối cao ở mức 42.210 USD nhưng tỉ lệ thất nghiệp cao hơn các nền kinh tế khác với 6,2% trong số 19,9 triệu lao động. Với một nền công nghiệp dịch vụ phát triển thì xuất khẩu của nền kinh tế Canada đạt 390,1 tỷ USD và nhập khẩu ở mức 416,6 tỷ USD.
17. HONG KONG
HongKong từ năm 1842 nằm dưới sự quản lý của Vương quốc Anh và được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 và bây giờ trở thành 1 trong 2 Đặc khu hành chính của Trung Quốc ( còn lại là Ma Cao). Dù chỉ có diện tích 2.755 km2 nhưng Hồng Kông là một trong những nền kinh tế lớn mạnh của khu vực và thế giới. Đây còn là một trong những trung tâm tài chính toàn cầu.
Hồng Kông gia nhập APEC năm 1991, cùng thời điểm với Trung Quốc. Tuy nhiên Hongkong lại chưa 1 lần được đăng cai chủ nhà tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC kể từ khi tham gia. Dù thuộc Trung Quốc nhưng Trưởng đặc khu Hành chính Hồng Kông vẫn tham dự các hội nghị thượng đỉnh thường niên trong vai trò nhà lãnh đạo nền kinh tế.
Với vị trí nền kinh tế thứ 33 của thế giới, Đặc khu Hành chính này dưới sự lãnh đạo của Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo đặc khu hành chính Hong Kong sau 20 năm được trao trả cho Trung Quốc. Bà nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ Bắc Kinh trong cuộc bầu cử hồi tháng 3/2017 vẫn luôn giữ vững được vị thế của của Hongkong như một nền kinh tế ổn định và phát triển. GDP (2017) đạt được 444.6 tỷ USD, GDP đầu người 43.437 USD. Tỉ lệ thất nghiệp ở mức trung bình 3,1% trong tổng số 3,961 triệu người lao động.
18-19. CHILE – MEXICO
Cũng như Mexico, Chile là một nước phát triển thương mại cao với khối lượng trao đổi cũng như buôn bán với các nước khác cực kì đáng kể. Dù nằm trong khu vực chịu khá nhiều thiên tai, nền kinh tế của Chile được đánh giá khá cao cả trong khu vực lẫn trên toàn cầu. Cụ thể, quốc gia này được đánh giá có mức độ cạnh tranh đứng thứ 30 thế giới, dẫn đầu châu Mỹ- Latin. Ngoài ra, các chỉ số về thu nhập bình quân, tham nhũng thấp cũng đứng đầu trong khu vực, hơn một nhiều quốc gia khác như Brzail, Argentina,…
Chile gia nhập APEC vào tháng 11/1994 và tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên năm 2004 tại Santiago. Thành công của Chile tại hội nghị năm đó là đề ra những tiến bộ trong Chương trình Nghị sự Phát triển Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và lấy đó làm mục tiêu phát triển trong đàm phán. Cũng như các nước khác trong cùng khu vực, Chile cũng đặt trọng tâm và đưa ra nhiều đề xuất quan trọng về chống khủng bố – một vấn đề nhức nhối của toàn cầu.
Chile được xếp là nền kinh tế thứ 44 của thế giới, với giá trị GDP ( 2016) đạt 247 tỷ USD, GDP đầu người ( 2017) 15.106 USD. Tuy là quốc gia có thu nhập cao,ổn định và thịnh vượng nhất ở Nam Mỹ nhưng Chile vẫn có tỉ lệ thất nghiệp ở mức cao hơn trung bình với 6,9% trong 9 triệu người lao động.
Mexico là quốc gia có nền kinh tế khá lớn trên toàn thế giới. Đây là đất nước đã xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ về thương mại đối với rất nhiều nền kinh tế lớn nhỏ khác nhau ở nhiều khu vực, làm tiền đề phát triển toàn diện đặc biệt là công nghiệp, kỹ thuật và dịch vụ phát triển cực cao. Phải kể đến Hiệp định thương mại tự do NAFTA với Mỹ và Canada cùng các hiệp định thương mại tự do khác với EU, Nhật bản, Israel, các nước Trung – Nam Mỹ. Chủ trương của Mexico là đẩy mạnh về xuất khẩu nên các Hiệp định này có vai trò cực kì quan trọng, thể hiện hướng đi chủ đạo của quốc gia. Ngoài ra, ngành dịch vụ cũng là ưu tiên của Mexico với tỉ trọng hơn 70% trong GDP, đóng góp rất lớn vào doanh thu cũng như tạo ra nhiều việc làm cho lực lượng lao động.
Tháng 11/1993 là thời điểm Mexico gia nhập APEC, sau đó nước này đăng cai chủ nhà năm 2012. Mexico mang đến Hội nghị Thượng đỉnh những kế hoạch rất chất lượng và được đánh giá cao thể hiện những đặc trưng về kinh tế xã hội của quốc gia này. Đó là các đề xuất về mở rộng và tạo nhiều điều kiện hơn cho hợp tác thương mại giữa các nước và vấn đề về chống khủng bố.
Được đánh giá là nền kinh tế đứng thứ 15 của thế giới, mới giá trị GDP cũng như GDP đầu người cao nhưng Mexico vẫn chưa giải quyết được nhiều vấn đề về việc làm khi tỉ lệ thất nghiệp đang ở mức cao với 6,5% trong số 53 triệu lao động.
20. NGA
Nga được xếp hạng là nền kinh tế đứng thứ 12 thế giới và có một nền kinh tế mạnh với sự phát triển đa dạng ở rất nhiều ngành. Đặc biệt, diện tích lãnh thổ lớn nhất thế giới với nguồn tài nguyên phong phú dồi dào là một thế mạnh to lớn của quốc gia này. Với ước lượng trị giá tài nguyên lên đến 75 nghìn tỷ USD, việc khai thác và xử lý hợp lý nguồn tài nguyên này góp phần rất lớn trong một nền kinh tế lớn mạnh nhưng độc lập, phát triển bền vững và có khả năng đứng vững trước những biến động kinh tế trên thế giới. Trong đó, các sản phẩm xuất khẩu về dầu mỏ, khí đốt, nhiên liệu đã trở thành thương hiệu của nền kinh tế Nga và khẳng định một vị trí vững chắc trên toàn cầu,đóng góp rất lớn vào doanh thu nước này.
Gia nhập APEC vào tháng 11/1998, Nga lần đầu tiên đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh vào năm 2012 tại Vladivostok. Nội dung mà các kế hoạch Nga đề ra nhắm hướng đến việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế của các nước khu vực, từ đó tạo ra những phát triển tích cực lâu dài và nâng cao vị thế của Diễn đàn. Bản kế hoạch này sau đó được thông qua và có những nội dung quan trọng được đưa làm định hướng phát triển cho kinh tế trong khuc vực.
21. VIỆT NAM
Việt Nam được xếp hạng là nền kinh tế đứng số 48 thế giới,được đánh giá chỉ là nước có thu nhập trung bình thấp, nhưng trong mắt các nhà đầu tư và bạn bè quốc tế, Việt Nam lại là một điểm đến đầy hứa hẹn. Với mức tăng trưởng nhanh sau mỗi năm cùng môi trường trẻ trung năng động, cởi mở, những bước tiến mới trong ngành kinh tế của người Việt là rất đáng kể. Tham gia APEC vào tháng 11/1998, đây là bước ngoặt đánh dấu một sự chuyển mình mạnh mẽ với những đóng góp quan trọng trong những định hướng phát triển đối với APEC nói riêng và xu hướng của thế giới nói chung.
Đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần đầu năm 2006, cộng đồng đã thông qua Tuyên bố Hà Nội với 3 nội dung chính gồm: thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư; tăng cường an ninh con người; và xây dựng các xã hội vững mạnh hơn và một cộng đồng năng động, hài hòa hơn. Sau đó kế hoạch này được đưa vào làm một trong những định hướng phát triển kinh tế của APEC cũng như xây dựng một cộng đồng thân thiện và năng động hơn. Thành công lớn nhất của Tuyên bố Hà Nội có thể kể đến đó là trở thành yếu tố chủ đạo trong xây dựng lộ trình Busan và mục tiêu Bogor.
Năm 2017 Việt Nam tiếp tục nhận được vinh dự là nước chủ nhà APEC. Mang trong mình những khát khao mới, mục tiêu của kế hoạch hành động lần này của Việt Nam thể hiện qua 3 khía cạnh: Tìm ra “động lực mới” cho hội nhập, liên kết và tăng trưởng kinh tế của châu Á – Thái Bình Dương; tìm ra tiếng nói chung cũng như định hướng lâu dài của APEC về phát triển hòa bình, ổn định, thịnh vượng; đưa ra những kì vọng về các mục tiêu của APEC, nâng tầm diện mạo của APEC trong tương lai.
Và cũng trong APEC 2017 là trọng tâm đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế toàn diện, khẳng định quyết tâm tiếp tục đổi mới, đóng góp vào định hình các cơ chế hợp tác đa phương. Diễn đàn hội tụ 13 trong số 25 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, và nhiều đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu của Việt Nam.
GDP nước ta đạt được 202 tỷ USD, GDP đầu người tương đối thấp với 2.200 USD và tỉ lệ thất nghiệp ở mức trung bình là 2,3% trong số 54,93 triệu người lao động.
Nhìn lại 21 nền kinh tế tại APEC 2017 – Phần 1 – Phần 2 – Phần 3
Dịch vụ văn phòng ảo Replus chuyên cung cấp địa chỉ đăng ký kinh doanh đắc địa tại TPHCM, Hà Nội:
- Văn phòng ảo Quận 1
- Văn phòng ảo Bình Thạnh
- Văn phòng ảo Thủ Đức
- Văn phòng ảo Quận 9
- Văn phòng ảo Phú Nhuận
- Văn phòng ảo Tân Bình
- Văn phòng ảo Quận 8
- Văn phòng ảo Hà Nội
Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Replus.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và cho thuê văn phòng. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.