Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam được biết đến là mô hình phi lợi nhuận. Khi thành lập công ty này, bạn chủ yếu thực hiện mục tiêu hướng đến cộng đồng và lợi ích chung của xã hội. Vậy bạn đã gì doanh nghiệp xã hội? Bạn đã biết thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội chưa? Để tìm hiểu rõ hơn về loại hình doanh nghiệp này, hãy cùng theo dõi qua bài viết sau đây.
1. Doanh nghiệp xã hội là gì?
Công ty xã hội là loại hình hình được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp với mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường và lợi ích của cộng đồng. Trong quá trình tái đầu tư thực hiện các mục tiêu xã hội, doanh nghiệp có thể sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm.
Doanh nghiệp xã hội được thực hiện một số hình thức:
-
Doanh nghiệp phi lợi nhuận: nhóm tình nguyện, trung tâm của người khuyết tật, hiệp hội…
-
Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận là mô hình kinh doanh có lợi nhuận nhưng không bị chi phối về lợi nhuận hoặc đặt nặng về tài chính. Tại đây, doanh nghiệp chủ yếu chú trọng vào các dự án bảo vệ môi trường, xã hội và cộng đồng.
-
Doanh nghiệp xã hội không có lợi nhuận là doanh nghiệp do cá nhân hoặc tổ chức đứng ra thành lập doanh nghiệp kết hợp với các mục tiêu kinh tế, xã hội. Thông thường được hoạt động dưới các hình thức công ty TNHH, Cổ phần. Lợi nhuận nhận được sử dụng để đầu tư hoặc mở rộng phát triển xã hội.
2. Hồ sơ chuẩn bị thành lập doanh nghiệp xã hội
Tùy vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký là công ty TNHH hoặc Cổ phần thì hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội sẽ tương ứng với loại hình đó. Cụ thể:
-
Bản sao chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD) không quá 6 tháng của các thành viên góp vốn, cổ đông, người đại diện theo pháp luật và người ủy quyền nộp hồ sơ.
-
Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp
-
Điều lệ công ty
-
Danh sách thành viên hoặc cổ đông của công ty ( trường hợp công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty Cổ phần).
-
Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ
Ngoài ra, doanh nghiệp còn chuẩn bị thêm các hồ sơ khác:
-
Bản cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường
-
Mẫu quyết định của doanh nghiệp
-
Bản sao hợp lệ của bản họp của Hội đồng thành viên
3. Một số điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội bạn cần phải biết
Tên công ty
Tên doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của tên công ty thông thường được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên phải bổ sung thêm cụm từ “XÃ HỘI” vào tên riêng của công ty.
Loại hình công ty
Hiện nay, 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến gồm: công ty TNHH, công ty Cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, doanh nhân nên chọn loại hình trách nhiệm hữu hạn vì hạn chế rủi ro, không chịu trách nhiệm trên tài sản cá nhân. Đồng thời, loại hình này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Vốn điều lệ
Hiện nay, số vốn điều lệ không được quy định hiện hành nên không cần phải chứng minh. Do đó, doanh nghiệp có thể tự đặt vốn điều lệ cho doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, vốn điều lệ bị chi phối theo mức thuế môn bài đóng hàng năm.
Vốn điều lệ dưới 10 tỷ: 2 triệu/ năm
Vốn điều lệ trên 10 tỷ: 3 triệu/ năm
Địa điểm đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp xã hội mới thành lập nên chọn những địa điểm giúp tiết kiệm tối đa chi phí mà vẫn tăng độ uy tín. Hiện nay, có nhiều phương án lựa chọn như địa điểm nhà ở, dịch vụ văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ…
4. Lợi ích dịch vụ thành lập doanh nghiệp xã hội tại Replus
Khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty xã hội tại Replus, bạn sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời. Trong đó:
-
Được nhân viên tư vấn cụ thể, trọn gói từ A đến Z. Nhân viên pháp lý nhanh chóng hoàn tất mọi thủ tục, hồ sơ theo đúng quy định.
-
Sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý giúp khách hàng nhanh chóng ra giấy phép kinh doanh.
-
Khách hàng không mất nhiều thời gian di chuyển khi làm giấy phép
-
Báo giá trọn gói dịch vụ thành lập doanh nghiệp xã hội trọn gói, rõ ràng, không phát sinh chi phí trong quá trình thực hiện.
-
Thủ tục, hồ sơ khách hàng cung cấp đơn giản, không rườm rà.
5. Cách đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội tại Replus
Bước 1: Chuyên viên pháp lý tiếp nhận thông tin, tiến hành tư vấn cho khách hàng một cách cụ thể từ hồ sơ, giấy tờ. Đồng thời, báo giá trọn gói chi phí thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp xã hội để khách hàng nắm.
Bước 2: Sau khi tư vấn thành công, khách hàng gửi giấy tờ liên quan cho chuyên viên pháp lý thực hiện hoàn tất thủ tục thành lập công ty xã hội. ‘
Bước 3: Tiến hành soạn thảo bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Sau đó, gửi cho khách hàng xem qua và ký.
Bước 4: Tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và đầu tư theo đúng quy định
Bước 5: Sau 3-5 ngày, chuyên viên nhận giấy phép, con dấu và bàn giao cho khách hàng.
Bước 6: Tiếp tục tư vấn tiếp cho doanh nghiệp mới những thủ tục liên quan đến thuế…
>> Có thể bạn quan tâm: Thành lập doanh nghiệp công nghệ
Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Replus.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và cho thuê văn phòng. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.