Các bước thành lập doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước đầu tư vốn và quản lý tất cả các hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam đang từng bước phát triển và khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Tuy nhiên, thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước phức tạp và phải thông qua nhiều bước. Vậy thành lập doanh nghiệp nhà nước là gì? Thủ tục thành lập doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng Replus tìm hiểu ngay bài viết dưới đây. 

1. Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Doanh nghiệp Nhà nước là một tổ chức kinh tế được Nhà nước đầu tư góp vốn, thành lập và quản lý. Mọi hoạt động kinh doanh của công ty nhà nước đều thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội.

Thành lập doanh nghiệp nhà nước
Thành lập doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, quyền và nghĩa vụ dân sự. Đồng thời, chịu trách nhiệm về toàn quyền quyết định trong phạm vi vốn được doanh nghiệp quản lý. Đối với loại hình này, doanh nghiệp có tên gọi, con dấu riêng, trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam. 

2. Một số doanh nghiệp nhà nước phổ biến

  • Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước

  • Các tập đoàn lớn của Việt Nam: Xăng dầu, điện lực, hóa chất, dầu khí…

  • Các công ty Việt Nam: hàng không cà phê, lương thực, hàng hải, viễn thông, đường sắt…

3. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp nhà nước

Để mọi hồ sơ thành lập doanh nghiệp nhà nước được nhanh chóng, đúng luật doanh nghiệp nhà nước, bạn cần chuẩn bị những thông tin sau:

  • Quyết định thành lập công ty nhà nước

  • Điều lệ thành lập công ty

  • Quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng thuê văn phòng.

  • Văn bản xác định vốn pháp định với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

  • Bản sao công chứng chứng chỉ hành nghề

4. Trình tự thành lập doanh nghiệp nhà nước chi tiết

Bước 1: Đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước

Người đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước phải là người đại diện của người sở hữu. Nhà nước cần xác định nên đầu tư lĩnh vực nào, quy mô ra sao để hiệu quả với mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước đề ra. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp Nhà nước được quy định cụ thể tại Điều 14 khoản 1. 

Các bước thành lập doanh nghiệp nhà nước
Các bước thành lập doanh nghiệp nhà nước

Tiếp đó, chuẩn bị hồ sơ đề nghị thành lập công ty nhà nước:

  • Vốn điều lệ, văn bản của cơ quan tài chính về nguồn vốn, mức vốn điều lệ cấp

  • Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp

  • Đề án thành lập doanh nghiệp

  • Dự thảo điều lệ, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp

  • Giấy đề nghị cho doanh nghiệp sử dụng đất

Bên cạnh đó, bạn cần cung cấp thêm:

  • Bản thuyết trình về các giải pháp bảo vệ môi trường

  • Kiến nghị về hình thức của doanh nghiệp

Bước 2: Xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước 

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ từ quy mô, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, người có thẩm quyền sẽ ký quyết định thành lập doanh nghiệp. Hội đồng thẩm định sẽ sử dụng bộ máy giúp việc và mời các chuyên viên am hiểu các nội dung cần thẩm định để xem xét. Cụ thể:

  • Đề án thành lập công ty: đề án phải khả thi, hiệu quả phù hợp với các chiens lược phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời đáp ứng yêu cầu về công nghệ, quy định về doanh nghiệp nhà nước liên quan đến môi trường.

  • Vốn điều lệ phải phù hợp với quy mô, lĩnh vực kinh doanh và không được thấp hơn vốn pháp định. Bắt buộc phải có giấy chứng nhận từ các cơ quan tài chính về nguồn, mức vốn được cấp.

  • Điều lệ không trái với quy định pháp lý

  • Xác nhận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nơi đặt trụ sở

  • Sau khi xét các nội dung của hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp mỗi người sẽ phát biểu bằng văn bản độc lập và chịu trách nhiệm với nó

  • Chủ tịch hội đồng sẽ tiến hành tổng hợp các ý kiến.

Xét duyệt hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp nhà nước
Xét duyệt hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp nhà nước

Bước 3: Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước 

Trong vòng 30 ngày từ ngày văn bản được của chủ tịch hội động thẩm định, có quyền quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Trường hợp không chấp nhận sẽ được trả lời bằng văn bản trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. 

Luật doanh nghiệp Nhà nước quy định 3 cấp có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng bộ quản lý ngành, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bước 4: Tiến hành đăng ký kinh doanh 

Sau khi nhận được quyết định thành lập, chủ doanh nghiệp nhà nước tiến hành làm thủ tục bắt đầu để hoạt động. Đăng ký kinh doanh là khẳng định tư cách pháp lý và khả năng được pháp luật bảo vệ. 

Hồ sơ đăng ký

  • Quyết định thành lập công ty

  • Điều lệ công ty

  • Giấy chứng nhận sử dụng trụ sở chính

  • Quyết định bổ sung các thành viên Hợp đồng quản trị

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp nhà nước
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp nhà nước

Trong vòng 15 ngày nhận được hồ sơ, Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 

Bước 5: Đăng bố cáo về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng ký báo hằng ngày. Nội dung đăng bố cáo:

  • Tên địa chỉ, họ và tên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, số điện thoại

  • Số tài khoản, vốn điều lệ

  • Tên cơ quan ra quyết định

  • Số đăng ký kinh doanh

  • Ngành nghề kinh doanh

  • Thời điểm bắt đầu hoạt động

Trên đây là những bước đăng đăng ký thành lập doanh nghiệp nhà nước tại Replus. Nếu bạn đang có nhu cầu mở rộng kinh doanh thì đừng bỏ qua đơn vị Replus. Còn chần gì nữa mà không liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0932 678 626 để được nhân viên tư vấn hỗ trợ nhanh nhất. 

>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Bài viết cùng chủ đề

Tìm hiểu về giấy phép kinh doanh và các thủ tục liên quan

Đăng ký và quản lý giấy phép kinh doanh là một phần thiết yếu trong việc khởi nghiệp và vận hành doanh nghiệp tại Việt Nam. Thủ tục này không chỉ đảm bảo tính hợp pháp cho hoạt động kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp khai thác được các...

[Giải đáp] Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không?

Trong thời đại công nghệ số, bán hàng online đã trở thành một xu hướng phổ biến, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp mà nhiều người mới bắt đầu bán hàng online đặt ra là:...

Phòng đăng ký kinh doanh TPHCM và Hà Nội ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký kinh doanh, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp diễn ra theo đúng quy định. Phòng đăng ký kinh doanh giúp doanh...

Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là một lựa chọn phổ biến cho các cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình muốn tham gia kinh doanh một cách hợp pháp và hiệu quả. Hình thức này cho phép bạn quản lý kinh doanh dễ dàng, với quy...

Hướng dẫn tra cứu đăng ký kinh doanh online chính xác nhất

Bạn muốn biết thông tin về một doanh nghiệp nào đó hay bạn đang cân nhắc hợp tác kinh doanh với một đối tác mới? Dịch vụ tra cứu đăng ký kinh doanh online sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc ngay lập tức. Bên cạnh đó, việc công...

Nên thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân?

Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp nhưng đang băn khoăn không biết nên bắt đầu từ loại hình nào hoặc nên thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và chuyên sâu về loại hình doanh...
Nội dung