Phát triển ngành Khoa học và Công nghệ là một trong những nhiệm vụ mà Nhà nước và Đảng Việt Nam đặt ra hàng đầu, quyết tâm thực hiện và phát triển. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam các doanh nghiệp khoa học và công nghệ còn rất ít, việc thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ còn gặp khá nhiều khó khăn, rắc rối, khiến các chủ doanh nghiệp đang có ý định mở doanh nghiệp khoa học công nghệ có nhiều vướng mắc chưa được giải quyết rõ ràng. Bài viết dưới đây giúp các chủ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện thủ tục.
1. Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ là gì?
Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ là doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về khoa học và công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ. Đây là loại hình kinh doanh có điều kiện.
Kết quả của Khoa học Công nghệ dựa vào Điều 3 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 về Doanh nghiệp khoa học và công nghệ:
Sáng chế, giải pháp hữu ích, những kiểu dáng từ công nghệ, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dễ, nghiên cứu giống cây trồng đã được bảo hộ theo quy định luật pháp về sở hữu trí tuệ, hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; chương trình máy tính đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, giống thủy hải sản, giống cây lâm nghiệp mới, những tiến kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển công nhận.
Kết quả Khoa học và Công nghệ được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và công nhận theo quy định của pháp luật.
Công nghệ được chuyển giao bởi cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định của pháp luật.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, phối hợp với tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng công nhận hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng theo quy định về giải thưởng Khoa học và Công nghệ.
2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ
Những quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ
Điều kiện công nhận
Doanh nghiệp phải được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Về chuyên môn, có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định luật pháp tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 13/2019/NĐ-CP.
Doanh nghiệp phải thuộc 2 trường hợp sau
Đảm bảo có năng lực tạo ra kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định. Năng lực tạo ra kết quả KH&CN được thể hiện quan việc tự nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện, tạo ra kết quả KH&CN cơ quan có thả quyền đánh giá và công nhận.
Có năng lực kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định. Năng lực ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN được thể hiện ở việc doanh nghiệp đảm bảo được các điều kiện cần thiết (quy định tạo mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 13/2019/NĐ-CP) để khai triển ứng dụng kết quả KH&CN vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Đáp ứng về tỷ lệ doanh thu:
Những doanh nghiệp đã thành lập được 5 năm trở lên có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN đạt tỷ lệ tối thiểu là 30% trên tổng doanh thu.
Xác định tỷ lệ doanh thu để cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN thì doanh nghiệp phải tự kê khai trong hồ sơ đăng ký chứng nhận thành lập công ty khoa học và công nghệ (có thể kê khai theo kết quả kinh doanh của quý hoặc năm) và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin. Cơ quan quản lý sẽ căn cứ vào các báo cáo tình hình sản xuất, tình hình kinh doanh sản phẩm, kết quả KH&CN của doanh nghiệp trong năm để thực hiện việc quản lsy, rà soát, kiểm tra và bảo đảm doanh nghiệp duy trì được điều kiện chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp thành lập dưới 5 năm thì không cần những điều kiện trên.
Đối tượng được cho phép thành lập doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ:
Doanh nghiệp khi thành lập phải hoạt động, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và thực hiện việc sản xuất, kinh doanh dịch vụ từ kết quả KH&CN
Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ và thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp KH&CN.
Tổ chức doanh nghiệp, cá nhân làm hồ sơ đăng ký theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp đang hiện hành để thành lập doanh nghiệp và đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
Phải có hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ sau khi được thành lập. Sở Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh thành nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có thẩm quyền xem xét và cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ.
3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
Doanh nghiệp KH&CN thuộc loại hình đặc thù. Ngoài việc thực hiện đầy đủ điều kiện theo quy định, các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các thủ tục như sau
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Giấy đề nghị chứng nhận doanh nghiệp KH&CN (Mẫu số 01 theo phụ lục ban hành của Nghị định 13/2019/NĐ-CP quy định doanh nghiệp khoa học công nghệ)
Văn bản xác nhận, công nhận kết quả nghiên cứu, ứng dụng KH&CN của cơ quan có thẩm quyền. Có thể mang theo bản sao chứng thực hoặc bản chính để để đối chiếu. Các văn bằng có thể thuộc một trong những loại sau:
- Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Quyết định công nhận giống cây trồng mới, giống thủy hải sản mới, giống lâm nghiệp mới, những tiến bộ kỹ thuật.
- Bằng chứng nhận giải thưởng đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về KH&CN do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng.
- Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Giấy xác nhận hoặc giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước.
- Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ
- Các văn bản xác nhận, công nhận khác có giá trị pháp lý tương đương.
Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ (Mẫu số 02 theo phụ lục bao hành của Nghị định 13/2019/NĐ-CP)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Lưu ý: Các dự án sản xuất kinh doanh cần phải trình bày và thuyết minh rõ ràng các sản phẩm dự kiến sản xuất, kinh doanh một cách chi tiết và phải được hình thành các kết quả KH&CN; các điều kiện bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kèm theo các văn bản xác nhận quyền sử dụng / sở hữu hợp pháp các kết quả khoa học công nghệ.
Ngoài ra, hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ của đối tượng là tổ chức công lập thì ngoài các văn bản theo quy định kể trên cần có thêm quyết định kể trên cần có thêm quyết định của cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt đề án chuyển đổi tổ chức hoạt động.
Bước 2 Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp KH&CN tại Văn phòng sở Khoa học và Công nghệ
Ở bước này, doanh nghiệp đăng ký không cần nộp bất kỳ lệ phí nào.
Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ từ doanh nghiệp, Sở KH&CN sẽ thực hiện xem xét , thẩm định hồ sơ đăng ký. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
TH1: Hồ sơ doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu theo quy định thì Sở Khoa học và Công nghệ sẽ cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ.
TH2: Nếu hồ sơ của doanh nghiệp khoa học và công nghệ và bản thân doanh nghiệp không đáp ứng học giấy tờ không hợp lệ theo yêu cầu theo quy định thì Sở khoa học và công nghệ không cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp và sẽ gửi văn bản trả lời, nêu lý do.
Bước 3: Sau khi nhận thông báo về Giấy chứng nhận, doanh nghiệp sẽ có kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở khoa học và công nghệ.
Cần lưu ý:
Giấy chứng nhận Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ sẽ có giá trị đồng thời là Giấy đăng ký hoạt động KH&CN
Giấy chứng nhận doanh nghiệp Khoa học Công nghệ có hiệu lực kể từ ngày được và hết hiệu lực khi kết thúc thời gian hưởng chế độ miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ là căn cứ để xem xét thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với doanh nghiệp.
4. Thành lập doanh nghiệp khoa học nhanh chóng, chính xác – REPLUS
Vì đây là loại hình kinh doanh đặc thù và có điều kiện, thủ tục, quy trình và trình tự thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ rát khó khăn đối với những doanh nghiệp mới. Những vấn đề rắc rối đó hãy để REPLUS, chúng tôi hân hạnh được hỗ trợ đáp ứng nhu cầu, giải quyết các vấn đề và tư vấn thủ tục cho quý khách hàng một cách nhiệt tình, thực hiện chính xác, nhanh chóng, hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật.
Sử dụng dịch vụ tại Replus, quý khách được lợi ích như sau:
- Đội ngũ nhân viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm,
- Hỗ trợ tất cả các giấy tờ liên quan đến pháp lý, thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hoàn thiện một cách nhanh nhất.
- Quý khách tiết kiệm triệt để thời gian đi lại vì tất cả đã được nhân viên của Replus hỗ trợ tốt nhất.
- Chi phí thành lập công ty được Replus báo giá trọn gói, rõ ràng về công việc giúp khách hàng tiết kiệm triệt để thời gian đi lại.
- Hồ sơ, thủ tục chuẩn bị từ phía khách hàng vô cùng đơn giản và dễ dàng.
>>> Xem thêm: Tư vấn – Hỗ trợ Thành lập doanh nghiệp xăng dầu
Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Replus.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và cho thuê văn phòng. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.