Nhu cầu sử dụng xăng dầu của con người hiện nay ngày càng tăng, với tần suất xuất hiện của các trạm và công ty xăng dầu thì chưa đáp ứng được với lưu lượng nhu cầu xăng dầu. Nắm bắt cơ hội nhu cầu đang tăng cao đó, nhiều cá nhân, tổ chức doanh nghiệp có ý định mở doanh nghiệp xăng dầu và kinh doanh mặt hàng xăng dầu. Nhưng mặt hàng xăng dầu này thuộc ngành kinh doanh có điều kiện. Vậy để mở doanh nghiệp xăng dầu cần thực hiện thủ tục như thế nào? Điều kiện mở như thế nào? Bài viết dưới đây REPLUS sẽ giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp!
1. 3 lợi ích khi kinh doanh xăng dầu
Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần nắm rõ 3 lợi ích dưới đây
Lợi ích nhà nước
Nhà nước quản lý/điều hành xăng dầu xuất phát từ lợi ích chung của nhà cả đất nước. Việc kinh doanh xăng dầu này nhà nước không có lợi ích riêng, hay lợi ích bản thân. Các thành viên thành lập công ty nhằm tham gia “sân chơi” và “luật chơi” do nhà nước thiết lập nhằm hiện thực hóa mục tiêu 3 lợi ích.
Những khoản thuế gián thu và phí (nếu có) từ xăng dầu là để thực hiện các mục tiêu của quốc gia. Những khoản cổ tức, khoản thuế trực thu từ xăng dầu sẽ được chia từ xăng dầu cũng được sử dụng vào mục tiêu của quốc gia. Khoản thuế từ người dân, từ các doanh nghiệp và nhà nước được dùng để kiến tạo cho môi trường ổn định, phát triển của cả nước. Người dân và doanh nghiệp đều có lợi trong sự ổn định và phát triển của đất nước.
Vì vậy, nghị định mới về kinh doanh xăng dầu tập trung làm rõ tính minh bạch chính sách thuế; bởi thuế là 1 trong những yếu tố cấu thành giá bán xăng dầu ra thị trường.
Lợi ích doanh nghiệp
Kinh doanh xăng dầu thuộc ngành hàng kinh doanh có điều kiện vì đây là mặt hàng dễ gây cháy nổ, khó phân biệt bằng mắt thường, cân đo đong đếm bằng các dụng cụ chuyên dụng.
Doanh nghiệp mở doanh nghiệp xăng dầu và kinh doanh xăng dầu có 2 loại hình chủ yếu: Doanh nghiệp đầu mối (doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu) và doanh nghiệp lưu thông chủ yếu ở khâu bán lẻ dưới hình thức là làm đại lý, tổng đại lý cho các doanh nghiệp đầu mối.
Khi tham gia “sân chơi” xăng dầu, các doanh nghiệp phải tôn trọng nghiêm túc luật chơi mà nhà nước đã đưa ra. Người giám sát, kiểm tra và duy trì “luật chơi” này thường xuyên là trung ương, địa phương và đặc biệt là người tiêu dùng.
Lợi ích người tiêu dùng
Người tiêu dùng được hưởng lợi ích được cho là toàn diện khi: có xăng dầu để mua, mua đủ số lượng xăng dầu mà mình cần, được mua một cách thuận tiện, mua xăng đúng giá công bố, đúng với chất lượng tiêu chuẩn và đúng chủng loại.
2. Điều kiện để mở doanh nghiệp xăng dầu?
Kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu
Công ty/Doanh nghiệp được thành lập theo đúng quy định của pháp luật
Có cầu cảng chuyên dụng được nằm trong cảng quốc tế Việt Nam, tiếp nhận được tài chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải có có trọng tải tối thiểu 7000 tấn và kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu 15000 m3 thuộc sở hữu hoặc cho thuê để kinh từ 5 năm trở lên.
Có hệ thống phân phối xăng dầu bao gồm: tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ và tối thiểu 40 đại lý hoặc đại ý bán lẻ xăng dầu phân phối của doanh nghiệp.
Mở cửa hàng bán lẻ xăng dầu:
Doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng bán lẻ xăng dầu được cấp giấy bởi Sở công thương chứng nhận cửa hàng đã đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu khi đủ điều kiện quy định tại điều 24 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu:
Cửa hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp là đại lý hoặc doanh nghiệp được nhận quyền bán lẻ, phân phối, kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối.
Doanh nghiệp đề nghị phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.
Được xây dựng và có các trang thiết bị đúng theo các quy định hiện hành về tiêu chuẩn, an toàn phòng cháy – chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Cán bộ nhân viên được đào tạo và có chứng chỉ hành nghề về nghiệp vụ phòng cháy – chữa cháy.
Trở thành tổng đại lý kinh doanh xăng dầu:
Thành lập theo đúng quy định của pháp luật và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
Kho hoặc bể xăng dầu đạt tối thiểu 2000 m3 và các phương tiện vận tải xăng dầu thuộc quyền sở hữu doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng từ 5 năm trở lên.
Hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm:
Tối thiểu 10 cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.
Tối thiểu 5 cửa hàng bán lẻ
Thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp đầu mối và chịu sự kiểm soát của công ty hoặc cá nhân đó.
Nhân viên được đào tạo kiến thức và có chứng chỉ nghiệp vụ hành nghề phòng cháy – chữa cháy.
Có phòng thử nghiệm đủ năng lực kiểm tra, thử nghiệm chỉ tiêu chất lượng xăng dầu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Thủ tục đăng ký mở doanh nghiệp xăng dầu
Bước 1 Hồ sơ chuẩn bị
Xác định rõ mã ngành kinh doanh xăng dầu mà doanh nghiệp muốn kinh doanh để bổ sung thông tin đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp tham khảo một số mã ngành nghề kinh doanh xăng dầu dưới đây:
- Mã ngành 4661: Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan: Bán buôn nhiên liệu, dầu bôi trơn, dầu mỡ nhờn
- Mã ngành 4730: Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng: Bán lẻ dầu, mỡ bôi trơn và sản phẩm làm mát động cơ
- Mã ngành 4530: Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác
- Mã ngành 4653: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
- Mã ngành 4659:
+Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác:
+Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng;
+Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng
- Mã ngành 3312: Sửa chữa máy móc, thiết bị
- Mã ngành 4513: Đại lý ô tô và xe có động cơ khác: Ô tô vận tải, Ô tô chở khách loại trên 12 chỗ ngồi
- Mã ngành 4511: Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác: Ô tô vận tải, ô tô chở khách loại trên 12 chỗ ngồi
- Mã ngành 4541: Bán mô tô, xe máy
- Mã ngành 4512: Bán lẻ ô tô con
- Mã ngành 4649:
+Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
+Bán buôn văn phòng phẩm
+Bán buôn đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện
- Mã ngành 4321: Lắp đặt hệ thống điện
- Mã ngành 4663: Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Mã ngành 4662: Bán buôn kim loại và quặng kim loại
- Mã ngành 4933: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Mã ngành 4520: Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh mở công ty xăng dầu theo mẫu quy định
Biên bản điều lệ doanh nghiệp
Bản sao chứng thực CMND, thẻ căn cước, hộ chiếu
Bản sao giấy chứng nhận tư cách pháp nhân của thành viên doanh nghiệp và các cổ đông trực thuộc công ty.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Quyết định thành lạp doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hay những tài liệu tương đương có liên quan và đã được xác nhận hợp lệ
Giấy ủy quyền (trường hợp chủ doanh nghiệp không tự thực hiện)
Bước 2 Thủ tục đủ điều kiện mở doanh nghiệp xăng dầu
Sau khi đã hoàn tất các giấy tờ thành lập mở doanh nghiệp xăng dầu,doanh nghiệp bắt đầu tiến hành xin cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu:
- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu
- Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu.
- Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu.
- Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu.
- Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.
Các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận được nêu trên, doanh nghiệp cần nộp 1 bộ hồ sơ về Bộ Công Thương, Sở Công Thương.
4. Dịch vụ tư vấn – hỗ trợ mở doanh nghiệp xăng dầu tại REPLUS
Mọi thắc mắc về thủ tục và điều kiện kinh doanh xăng dầu và mở doanh nghiệp xăng dầu sẽ được giải đáp tuyệt đối tại REPLUS, chúng tôi rất vui và hân hạnh được đồng hành và hỗ trợ quý khách thực hiện các giấy tờ liên quan đến thành lập doanh nghiệp, dịch vụ cung cấp chất lượng, chính xác và có tính xác thực cao, đặc biệt là tiết kiệm thời gian và nhanh chóng.
>>> Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp kinh doanh Karaoke
Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Replus.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và cho thuê văn phòng. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.