Thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Bạn là startup trẻ, đang có ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, bạn không am hiểu thủ tục, hồ sơ pháp lý. Bạn loay hoay nên chuẩn bị những thông tin, hồ sơ nào? Có nên thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu? Đừng lo lắng! Tất cả sẽ được Replus chia sẻ qua bài viết dưới đây. Chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng nhận được giấy phép kinh doanh với mức phí hợp lý trên thị trường. 

1. Xuất nhập khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh hàng đầu của nước ta nhằm giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường. Đồng thời tạo mối quan hệ với các quốc gia khách nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Hiện nay, ngành xuất nhập khẩu là một trong những khâu cơ quản trong hoạt động giao thương. Đây là mô hình công ty xuất nhập khẩu không thể thiếu với mọi quốc gia nhằm mang lại nguồn ngoại tệ, tăng cường nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. 

Thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu

2. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu 

Để quá trình thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thành công, đúng luật thì chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký công ty. Trong đó, hồ sơ bao gồm:. 

  • Danh sách các thành viên cổ đông và thành viên cùng mở công ty (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty Cổ phần).

  • Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu bản sao có công chứng.

3. Điều kiện thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu

Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được cấp giấy phép theo tùy sản phẩm. Trong một số trường hợp, hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn, chất lượng. Hiểu đơn giản, để nắm được điều kiện nhập khẩu cụ thể cần phải liên hệ với cơ quan hải quan. 

Thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo luật
Thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo luật

Tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP được quy định cụ thể về Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa. Cụ thể, hàng hóa không thuộc trong danh sách hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng, cấm nhập khẩu thì bắt buộc phải làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan. Do đó, khi tiến hành thành lập công ty xuất nhập khẩu sẽ tương tự như công ty bình thường. Trường hợp, sản phẩm xuất nhập khẩu có điều kiện thì phải xin giấy phép con đủ điều kiện. Ngược lại, sản phẩm không có điều kiện thì cứ xuất khẩu bình thường. 

4. Kinh nghiệm mở công ty xuất nhập khẩu

Nên chọn loại hình doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới thành lập nào?

Hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp. Trong đó, phổ biến nhất là:

  • Công ty TNHH một thành viên

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên

  • Công ty cổ phần

  • Công ty hợp danh

  • Doanh nghiệp tư nhân

Tùy vào tình hình phát triển kinh doanh, nhu cầu thực tế mà doanh nghiệp có thể lựa chọn công ty phù hợp. Tuy nhiên, Replus xin tư vấn cho doanh nghiệp 1 trong hai loại hình phổ biến hiện nay: công ty TNHH và công ty Cổ phần. 

Các loại hình doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Các loại hình doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Đặt tên doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp lưu ý khi sử dụng đặt tên công ty, đặc biệt không được trùng với tên công ty đã đăng ký trước đó. Tên công ty bằng tiếng Việt, tên nước ngoài hoặc tên viết tắt.

  • Tên tiếng Việt gồm: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng

  • Đối với tên nước ngoài: Là tên tiếng Việt được dịch sang tiếng nước ngoài.

  • Tên viết tắt: Là tên được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài.

Vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu

Khi thành lập công ty xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có thể tự quyết định. Đồng thời, không cần phải chứng minh khi đưa ra vốn điều lệ. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý, vốn điều lệ ảnh hưởng đến mức phí thuế môn bài đóng hàng năm. Cụ thể:

  • Mức vốn điều lệ dưới 10 tỷ sẽ đóng là 2 triệu đồng/năm

  • Mức vốn điều lệ Trên 10 tỷ sẽ đóng 3 triệu đồng/năm.

Ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu

Khi tiến hành mở công ty xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có thể đăng ký các ngành nghề kinh doanh bất kì. Công việc này cần làm khi đề nghị mở công ty với Sở đầu tư. 

Địa chỉ trụ sở công ty

Một trong những tin không nên bỏ qua là địa chỉ trụ sở công ty, doanh nghiệp cần kê khai cụ thể địa chỉ kinh doanh một cách rõ ràng. Lưu ý, địa chỉ phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ phải cụ thể: số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Lưu ý, với các địa chỉ tại chung cư, khu tập thể sẽ không có chức năng làm địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp. 

5. Quy trình thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Replus 

Quy trình thành lập công ty xuất nhập khẩu
Quy trình thành lập công ty xuất nhập khẩu

Hiện nay, hầu hết mọi thủ tục, hồ sơ mở công ty thường mất khá nhiều thời gian lẫn chi phí. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong giai đoạn khởi nghiệp. Chính vì thế, dịch vụ thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Dịch vụ pháp lý Replus giúp doanh nghiệp hoàn tất mọi thủ tục, hồ sơ theo đúng quy định. Cụ thể, quy trình được thực hiện như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tư vấn

Nhận được thông tin thành lập công ty xuất nhập khẩu, chuyên viên tư vấn trực tiếp với khách hàng. Đồng thời, gửi báo giá chi phí thành lập một cách chi tiết qua email hoặc zalo để khách hàng hình dung.

Bước 2: Gửi thông tin hồ sơ

Sau khi tư vấn thành lập công ty thành công, khách hàng tiến hành gửi thông tin cho chuyên viên làm hồ sơ thành lập công ty một cách nhanh chóng.

Bước 3: Soạn hồ sơ và gửi khách hàng 

Ngay sau khi soạn hồ sơ thành lập công ty xong, chuyên viên chủ động liên hệ với khách hàng để xem qua và ký hợp đồng. 

Bước 4: Nộp hồ sơ 

Chuyên viên tiến hành nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư theo đúng quy định pháp luật.

Bước 5: Bàn giao hồ sơ

Sau 5-7 ngày làm việc, chuyên viên pháp lý tiền hành bàn giao cho khách hàng. Cụ thể bao gồm: giấy phép, con dấu, thông báo mẫu dấu.

Bước 6: Tiếp tục tư vấn 

Sau khi nhận được giấy phép, chuyên viên tiến hành tư vấn các sau khi nhận được giấy phép như hóa đơn điện tử, chữ ký số, token…

Trên đây là những thông tin, kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như thủ tục thành lập chi tiết. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0932 678 626 để để được tư vấn hỗ trợ.

>> Mời bạn xem thêm: Thành lập doanh nghiệp vận tải

Bài viết cùng chủ đề

Tìm hiểu về giấy phép kinh doanh và các thủ tục liên quan

Đăng ký và quản lý giấy phép kinh doanh là một phần thiết yếu trong việc khởi nghiệp và vận hành doanh nghiệp tại Việt Nam. Thủ tục này không chỉ đảm bảo tính hợp pháp cho hoạt động kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp khai thác được các...

[Giải đáp] Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không?

Trong thời đại công nghệ số, bán hàng online đã trở thành một xu hướng phổ biến, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp mà nhiều người mới bắt đầu bán hàng online đặt ra là:...

Phòng đăng ký kinh doanh TPHCM và Hà Nội ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký kinh doanh, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp diễn ra theo đúng quy định. Phòng đăng ký kinh doanh giúp doanh...

Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là một lựa chọn phổ biến cho các cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình muốn tham gia kinh doanh một cách hợp pháp và hiệu quả. Hình thức này cho phép bạn quản lý kinh doanh dễ dàng, với quy...

Hướng dẫn tra cứu đăng ký kinh doanh online chính xác nhất

Bạn muốn biết thông tin về một doanh nghiệp nào đó hay bạn đang cân nhắc hợp tác kinh doanh với một đối tác mới? Dịch vụ tra cứu đăng ký kinh doanh online sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc ngay lập tức. Bên cạnh đó, việc công...

Nên thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân?

Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp nhưng đang băn khoăn không biết nên bắt đầu từ loại hình nào hoặc nên thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và chuyên sâu về loại hình doanh...
@!-/#Chào mỪng1
@!-/#Chào mỪng1