Dịch vụ thành lập doanh nghiệp quản lý dự án

Với bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, mỗi hoạt động kinh doanh/xây dựng/khảo sát thị trường… mà doanh nghiệp thực hiện đều phải có sự theo dõi, quản lý chặt chẽ. Bởi nếu dự án không quản lý tốt thì việc đảm bảo tiến độ công việc sẽ trở thành không tưởng, kéo theo đó là giảm chất lượng sản phẩm, thất thoát ngân sách một cách lãng phí.

Thành lập doanh nghiệp quản lý dự án là một xu hướng vận động mang tính tất yếu của nền kinh tế khi nhu cầu tối ưu kết quả hoạt động của các công ty trên thị trường ngày càng tăng cao. Song, muốn bước vào lĩnh vực này một cách suôn sẻ, trước đó, doanh nghiệp phải tiến hành thành lập một cách hợp pháp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ những thông tin cần thiết về cách thành lập doanh nghiệp quản lý dự án.

1. Doanh nghiệp quản lý dự án là gì?

Trước hết, ta sẽ phác họa chung khái niệm “dự án”, đây chính là tập hợp các hoạt động đan xen được phối hợp và kiểm soát chặt chẽ, có ngày khởi công và kết thúc rõ ràng, trong một phạm vi ngân sách và nguồn lực nhất định. Căn cứ theo khái niệm này, ta có thể hiểu, doanh nghiệp dự án là mô hình do những chủ đầu tư thành lập để tiến hành các dự án đầu tư với mục tiêu lớn nhất là thực hiện các dự án. Từ đây giúp dự án hiệu quả hơn, quá trình vận hành hiệu quả hơn và tránh lãng phí tài nguyên/nguồn lực.

Thành lập doanh nghiệp quản lý dự án là gì?
Thành lập doanh nghiệp quản lý dự án là gì?

2. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp quản lý dự án

Một doanh nghiệp muốn tiến hành thành lập doanh nghiệp quản lý dự án cần phải sở hữu đầy đủ điều kiện về năng lực phù hợp với hoạt động quản lý dự án với từng quy mô và loại dự án khác nhau. Đặc biệt lưu ý, đối với cá nhân tiếp nhận quản lý dự án phải có đủ chuyên môn và kinh nghiệm công tác, có chứng chỉ hành nghề phù hợp và rõ ràng trước khi bắt đầu đảm nhận bất kì dự án nào.

3. Điều kiện về chứng chỉ doanh nghiệp quản lý dự án

Những cá nhân khi đảm nhận vị trí giám đốc dự án để quản lý cần phải chứng minh được bản thân đã sở hữu các chứng chỉ quản lý dự án với loại quy mô phù hợp căn cứ theo quy định của các Điều Luật. Cụ thể, những cá nhân khi đảm bảo đủ trình độ chuyên môn và sở hữu chứng chỉ hành nghề sẽ phải đáp ứng được các điều kiện tương ứng như sau:

  • Các cá nhân đã làm Giám đốc doanh nghiệp quản lý dự án của 1 dự án nhóm A/2 dự án nhóm B thì thuộc Hạng 1. Tương ứng với việc được thực hiện quản lý tất cả nhóm dự án đã ghi tỏng chứng chỉ hành nghề.

  • Các cá nhân đã làm Giám đốc doanh nghiệp quản lý dự án của 1 dự án nhóm B/2 dự án nhóm C thì thuộc Hạng 2. Tương ứng với việc được thực hiện quản lý dự án nhóm B và C.

  • Các cá nhân đã làm Giám đốc trực tiếp của doanh nghiệp quản lý dự án của 1 dự án nhóm C thì thuộc Hạng 3. Tương ứng với việc được thực hiện quản lý dự án nhóm C và các dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế & kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Chứng chỉ quản lý dự án là yêu cầu bắt buộc khi thành lập
Chứng chỉ quản lý dự án là yêu cầu bắt buộc khi thành lập

4. Thủ tục thành lập doanh nghiệp quản lý dự án

Bất kỳ dự án nào muốn tiến hành đều phải bắt đầu từ bước xác định hình thức hợp đồng một cách phù hợp. Một số hình thức tiêu biểu như: Xây dựng – thuê dịch vụ – chuyển giao (BLT), xây dựng – sở hữu – kinh doanh (BOO)… Tiếp sau đó là xác định lĩnh vực đầu tư và nguồn vốn cần và đủ để tham gia thành lập doanh nghiệp quản lý dự án.

Các bước thành lập doanh nghiệp quản lý dự án
Các bước thành lập doanh nghiệp quản lý dự án

Phía doanh nghiệp cũng cần lập văn bản đề xuất thực hiện dự án một cách nghiêm túc sau đó có cơ quan đo lường và báo cáo những kết quả nghiên cứu khả thi nhất. Sâu công đoạn này, doanh nghiệp muốn thành lập suôn sẻ phải chọn nhà đầu tư/cổ đông phù hợp để ký kết hợp đồng thỏa thuận kinh doanh. Tổng hợp toàn bộ các giấy tờ đã nếu trên thành một bản hồ sơ hoàn chỉnh gửi cho Sở Kế hoạch và đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.

5. Cơ sở pháp lý để thành lập doanh nghiệp quản lý dự án

Việc thành lập công ty quản lý dự án được bám sát dựa trên quy định của Luật doanh nghiệp 2014, Hợp đồng dự án và Luật đầu tư hiện hành. Cụ thể, dựa vào luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp sẽ nắm được trình tự hồ sơ để thành lập doanh nghiệp quản lý dự án hoặc bổ sung ngành nghề. Với doanh nghiệp đầu tư dự án nước ngoài thì giấy chứng nhận không còn là giấy phép đăng ký kinh doanh, nên bẩn thân doanh nghiệp phải đến Sở kế hoạch và đầu tư để đăng ký lại.

Hợp đồng thành lập doanh nghiệp quản lý dự án
Hợp đồng thành lập doanh nghiệp quản lý dự án

Riêng trường hợp doanh nghiệp có nhiều thành viên/cổ đông tham gia thì những thành viên/cổ đông này phải có thẩm quyền ký kết hợp đồng. Đặc biệt lưu ý, toàn bộ quá trình tổ chức và phương thức quản lý dự án phải dựa trên hợp đồng đã ký kết từ trước. Các doanh nghiệp sau khi nhận được chứng nhận đầu tư phải nhanh chóng tiến hành thành lập để kịp với tiến độ đã quy định.

6. Trình tự xin cấp giấy phép khi thành lập công ty quản lý dự án

  1. Bộ hồ sơ xin cấp phép chứng nhận thành lập doanh nghiệp

  2. Văn bản xin cấp phép đăng ký đầu tư

  3. Bản thỏa thuận đầu tư cũng như dự thảo thỏa thuận

  4. Bản nghiên cứu mức độ khả thi của dự án và quyết định phê duyệt đi kèm

  5. Bản cho phép sử dụng vốn Nhà nước (nếu có)

  6. Hợp đồng xác nhận liên danh

  7. Bản điều lệ doanh nghiệp

  8. Văn bản xác nhận chọn đầu tư dự án.

giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp quản lý dự án
Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp quản lý dự án

Trên bài viết “Dịch vụ thành lập doanh nghiệp quản lý dự án” đây là những thông tin căn bản nhất của một quy trình thành lập công ty sao cho hợp pháp, tiết kiệm thời gian và tiết kiệm chi phí nhất. Hi vọng chúng tôi đã mang đến cho bạn những kiến thức pháp lý quý giá và thiết thực. Từ đây cho phép bạn thoải mái vận dụng và sử dụng cho trường hợp công ty bạn khi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp quản lý dự án.

>> Có thể bạn quan tâm: thành lập doanh nghiệp quảng cáo

Bài viết cùng chủ đề

Tìm hiểu về giấy phép kinh doanh và các thủ tục liên quan

Đăng ký và quản lý giấy phép kinh doanh là một phần thiết yếu trong việc khởi nghiệp và vận hành doanh nghiệp tại Việt Nam. Thủ tục này không chỉ đảm bảo tính hợp pháp cho hoạt động kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp khai thác được các...

[Giải đáp] Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không?

Trong thời đại công nghệ số, bán hàng online đã trở thành một xu hướng phổ biến, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp mà nhiều người mới bắt đầu bán hàng online đặt ra là:...

Phòng đăng ký kinh doanh TPHCM và Hà Nội ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký kinh doanh, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp diễn ra theo đúng quy định. Phòng đăng ký kinh doanh giúp doanh...

Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là một lựa chọn phổ biến cho các cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình muốn tham gia kinh doanh một cách hợp pháp và hiệu quả. Hình thức này cho phép bạn quản lý kinh doanh dễ dàng, với quy...

Hướng dẫn tra cứu đăng ký kinh doanh online chính xác nhất

Bạn muốn biết thông tin về một doanh nghiệp nào đó hay bạn đang cân nhắc hợp tác kinh doanh với một đối tác mới? Dịch vụ tra cứu đăng ký kinh doanh online sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc ngay lập tức. Bên cạnh đó, việc công...

Nên thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân?

Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp nhưng đang băn khoăn không biết nên bắt đầu từ loại hình nào hoặc nên thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và chuyên sâu về loại hình doanh...