Dịch vụ thành lập doanh nghiệp ăn uống

Không còn là “ăn chắc, mặc bền”, nhu cầu của con người ngày nay đã nâng lên một tầm mới là “ăn ngon, mặc đẹp”, kết hợp cùng mở rộng nền kinh tế thị trường, sự du nhập của đa dạng văn hóa… Đây chính là những động lực để dịch vụ ăn uống sinh sôi và phát triển mạnh mẽ ngày nay. Càng có nhiều doanh nghiệp ăn uống ra đời, càng có thêm sự cạnh tranh khốc liệt, chính vì thế doanh nghiệp cần lưu ý hoàn thiện ngay từ những chi tiết nhỏ nhất. Đặc biệt ở khâu thành lập doanh nghiệp ăn uống, phía doanh nghiệp cần lưu ý cụ thể những điểm sau:

1. Điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp ăn uống

Trong quá trình làm thủ tục để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp ăn uống, phía doanh nghiệp không cần thiết để xin cấp bổ sung giấy tờ trước đó. Song, đối với hình thức doanh nghiệp ăn uống, muốn hoạt động hợp pháp thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là loại giấy tờ cực kỳ doanh trọng mà doanh nghiệp ăn uống muốn thành lập không thể bỏ qua.

Điều kiện tiên quyết khi thành lập doanh nghiệp ăn uống
Điều kiện tiên quyết khi thành lập doanh nghiệp ăn uống

Giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm của doanh nghiệp ăn uống sẽ được phía Cơ quan có thẩm quyền cấp thành phố/tỉnh cấp. Loại giấy tờ này cần từ 20 đến 40 ngày để hoàn thiện xong chứng nhận và tốn khoảng 15 triệu đồng trở lên nếu doanh nghiệp tự làm. Lưu ý, phía doanh nghiệp có thể tiến hành làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước hay sau khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp đều được, miễn sao có đủ giấy tờ.

2. Điểm mặt những lưu ý quan trọng khi thành lập doanh nghiệp ăn uống

Trước khi thành lập doanh nghiệp ăn uống cần có sự chuẩn bị đầy đủ về các thông tin liên quan của công ty để đảm bảo đúng quy định của pháp luật như:

Tên khi thành lập doanh nghiệp ăn uống

Tên của doanh nghiệp ăn uống phải có đầy đủ cấu trúc gồm tên riêng và loại hình kinh doanh. Ở phần tên triêng, doanh nghiệp có thể ghi tắt hoặc sử dụng bằng tiếng Anh, song vẫn phải đảm bảo không bị trùng lặp. Tuyệt đối không sử dụng tên các cơ quan Nhà Nước, Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân, các cơ quan có Thẩm quyền cũng như ngôn từ/ký tự vi phạm thuần phong mỹ tục, lịch sử, văn hóa để đặt tên riêng.

Loại hình thành lập doanh nghiệp ăn uống

Đối với các doanh nghiệp ăn uống, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phải cân nhắc để phù hợp với các điều kiện của công ty. Hiểu rằng mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những đặc điểm và ưu/nhược riêng với quy định về số vốn cũng như thành viên khác nhau. Trong đó có các loại  hình được sử dụng phổ biến hiện nay mà doanh nghiệp có thể tham khảo như: trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, tư nhân, hợp danh…

Thành lập doanh nghiệp ăn uống
Thành lập doanh nghiệp ăn uống

Địa chỉ thành lập doanh nghiệp ăn uống

Khi doanh nghiệp lựa chọn nơi để đặt trụ sở kinh doanh, đặc biệt cần lưu ý địa chỉ của công ty phải nằm trong lãnh thổ của Việt Nam với địa chỉ, quận/huyện/thành phố/số nhà xác định. Tuyệt đối cấm việc sử dụng địa chỉ kinh doanh giả mạo, đồng thời không được đăng ký thành lập công ty tại khu chung cư, nhà tập thể.

Vốn điều lệ và vốn tối thiểu

Doanh nghiệp ăn uống khi thành lập công ty phải chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn và có các kế hoạch dự trù cụ thể cho quá trình mở công ty đầy khó khăn, bởi khi đó có thể phát sinh việc thất thoát ngân sách không mong muốn. Ngành ăn uống lại là ngành mà Nhà Nước yêu cầu rõ ràng về nguồn vốn pháp định, chính vì thế doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng.

Đặc biệt lưu ý, một khi có vốn pháp định thì sẽ có thêm vốn điều lệ, doanh nghiệp ăn uống cần đăng ký mức vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định. Tốt nhất là nên cao hơn so với vốn pháp định để đảm bảo uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.

Người đại diện pháp luật

Người đại diện pháp luật khi thành lập doanh nghiệp ăn uống là người nắm vị trí vô cùng quan trọng trong bước đầu ra mắt công ty. Họ chính là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp tiến hành các quyền cũng như nghĩa vụ để giao dịch/giành quyền lợi cho doanh nghiệp trước các cơ quan pháp luật. Chính vì thế cần phải chọn ra người đại diện pháp luật đảm bảo đủ năng lực và sự minh bạch về lai lịch cá nhân, có tư cách pháp nhân để tham gia đảm nhận.

Người đại diện pháp luật thành lập doanh nghiệp ăn uống
Người đại diện pháp luật thành lập doanh nghiệp ăn uống

3. Hồ sơ để xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Doanh nghiệp ăn uống muốn thành lập thành công buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Tầm quan trọng là như thế nên phía doanh nghiệp cần đảm bảo đủ các bước sau:

  • Văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp ăn uống.

  • Giấy chứng minh và trình bày cơ sở vật chất của doanh nghiệp ăn uống đảm bảo quy định.

  • Giấy chứng minh đảm bảo điều kiện sức khỏe của người chế biến thực phẩm của doanh nghiệp.

  • Giấy chứng minh các thành phần tham gia trong hoạt động kinh doanh có đủ kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Bổ sung những giấy tờ liên quan khác (nếu có).

Hồ sơ xin chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Hồ sơ xin chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

4. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp ăn uống

Quy trình thành lập doanh nghiệp ăn uống cần phải có bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp để tiến hành xin giấy phép thành lập suôn sẻ. Bộ hồ sơ bao gồm:

  • CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước của chủ thành lập doanh nghiệp ăn uống.

  • Bản danh sách các cổ đông/thành viên góp vốn của doanh nghiệp ăn uống.

  • Bản điều lệ của công ty ăn uống

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp ăn uống.

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp ăn uống
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp ăn uống

Bộ hồ sơ này sẽ được doanh nghiệp đem nộp tại Phòng đăng ký đầu tư của Sở Kế hoạch đầu tư, cụ thể, đây chính là nơi doanh nghiệp đã đặt địa chỉ trụ sở. Phía doanh nghiệp sẽ được trả về kết quả bộ hồ sơ sau 3 – 5 ngày làm việc hợp lệ.

Thành lập doanh nghiệp ăn uống nói chung và dịch vụ thành lập doanh nghiệp ăn uống nói riêng là một trào lưu – tính đến thời điểm hiện tại. Việc đáp ứng nhu cầu ăn ngon mặc đẹp của đại đa số dân cư hiện nay là một “miếng mồi” béo bở cho những doanh nghiệp ăn uống biết cách khai thác và đầu tư. 

Hi vọng thông qua bài viết này, Dịch vụ pháp lý Replus đã cung cấp cho bạn những kiến thức vô cùng thực tiễn về việc thành lập doanh nghiệp ăn uống, góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp bạn trên những bước đường phải triển của tương lai.

>> Có thể bạn quan tâm: Thành lập doanh nghiệp logistic

Bài viết cùng chủ đề

Tìm hiểu về giấy phép kinh doanh và các thủ tục liên quan

Đăng ký và quản lý giấy phép kinh doanh là một phần thiết yếu trong việc khởi nghiệp và vận hành doanh nghiệp tại Việt Nam. Thủ tục này không chỉ đảm bảo tính hợp pháp cho hoạt động kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp khai thác được các...

[Giải đáp] Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không?

Trong thời đại công nghệ số, bán hàng online đã trở thành một xu hướng phổ biến, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp mà nhiều người mới bắt đầu bán hàng online đặt ra là:...

Phòng đăng ký kinh doanh TPHCM và Hà Nội ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký kinh doanh, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp diễn ra theo đúng quy định. Phòng đăng ký kinh doanh giúp doanh...

Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là một lựa chọn phổ biến cho các cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình muốn tham gia kinh doanh một cách hợp pháp và hiệu quả. Hình thức này cho phép bạn quản lý kinh doanh dễ dàng, với quy...

Hướng dẫn tra cứu đăng ký kinh doanh online chính xác nhất

Bạn muốn biết thông tin về một doanh nghiệp nào đó hay bạn đang cân nhắc hợp tác kinh doanh với một đối tác mới? Dịch vụ tra cứu đăng ký kinh doanh online sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc ngay lập tức. Bên cạnh đó, việc công...

Nên thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân?

Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp nhưng đang băn khoăn không biết nên bắt đầu từ loại hình nào hoặc nên thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và chuyên sâu về loại hình doanh...