Dịch vụ thành lập doanh nghiệp logistic

Cầu nối giữa khâu sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp và nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng chính là hệ thống logistic. Một doanh nghiệp sở hữu hệ thống logistic vững mạnh chính là sở hữu điểm ưu thế vượt trội so với các doanh nghiệp khác trên thị trường hoặc ít nhất là nằm trong vùng lợi thế kinh thế. Vì sao thế? Vì logistic có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng và an toàn cả cho phía khách hàng và doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của logistic đã được rất nhiều doanh nghiệp công nhận và chuyển biến thành hành động cụ thể – chú trọng hơn cho công tác quản lý hệ thống logistic tại công ty. Mặt khác, một bộ phận trong nền kinh tế lại tiến hành thành lập doanh nghiệp logistic nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng logistic trong vận chuyển hàng hóa ngày nay. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung phân tích và hướng dẫn cho các doanh nghiệp tiến hành thành lập doanh nghiệp logistic sao cho hợp pháp và hiệu quả nhất!

1. Logistics là gì?

Logistic chính là một quá trình quản lý và kiểm soát luồng dịch chuyển của dòng hàng hóa hoặc nguyên vật liệu sản xuất đầu vào và sản phẩm đầu ra cuối cùng được đưa tới tay người sử dụng. Logistic có nhiều mức độ và phạm vi hoạt động khác nhau, có thể kể đến những hoạt động như: hoạch định kế hoạch nhập – lưu kho, quản lý đơn hàng, quản trị nhà cung cấp, vận tải xuất – nhập hàng hóa, đóng gói sản phẩm… Nhìn chung, hoạt động quản lý hệ thống logistic cũng  cần phối hợp nhiều hoạt động khác nhau như kinh doanh, tài chính, IT và marketing.

Thành lập doanh nghiệp logistic
Thành lập doanh nghiệp logistic

2. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp logistic

Lĩnh vực logistic liên quan nhiều đến các dòng luân chuyển hàng hóa, kèm theo đó là các điều kiện phức tạp của xuất – nhập khẩu, quy định vận chuyển, tải trọng. Chính vì thế, muốn thành lập doanh nghiệp logistic, doanh nghiệp phải đáp ứng được những điều kiện sau:

  • Nếu mảng logistic của doanh nghiệp liên quan đến các điều kiện về vốn thì phía doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn vốn đủ để đầu tư và đúng với các cam kết khi thành lập công ty.

  • Trước khi thành lập doanh nghiệp logistic, bản thân doanh nghiệp phải trang bị được đầy đủ các trang thiết bị và máy móc cần thiết cho quá trình kinh doanh logistic, đồng thời đram bảo chất lượng đội ngũ kinh doanh/kỹ thuật/IT/marketing cho công ty.

  • Các doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề cụ thể trong lĩnh vực logistic phù hợp, điển hình như một số ngành nghề như: dịch vụ đóng gói, phân tích kỹ thuật, vận tải hàng hóa, bốc xếp các sản phẩm xuất – nhập khẩu, cho thuê xe có động cơ…

Điều kiện thành lập doanh nghiệp logistic
Điều kiện thành lập doanh nghiệp logistic

3. Quy trình thành lập doanh nghiệp logistics

Để có thể thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp logistic, công ty cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đặt tên và địa chỉ công ty sao cho phù hợp

Trước hết, trong tên doanh nghiệp phải có đầu đủ những cấu trúc bao gồm tên riêng và loại hình doanh nghiệp. Trong đó, tên doanh nghiệp không được sử dụng các từ ngữ và ký hiệu thiếu văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục, không được dùng tên cơ quan Quản lý nhà nước đặt tên cho công ty. Đặc biệt không được đặt tên doanh nghiệp trùng lặp với các công ty đã đăng ký thành lập ở thời điểm trước đó, chú ý tra cứu kỹ trước khi chính thức đăng ký kinh doanh.

Muốn thành lập doanh nghiệp Logistic cần có địa chỉ rõ ràng
Muốn thành lập doanh nghiệp Logistic cần có địa chỉ rõ ràng

Bất kỳ công ty logistic nào muốn thành lập đều cần phải có trụ sở và địa chỉ kinh doanh xác định. Do đó, để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh thì phía công ty cần có địa chỉ xác định ngay trong khu vực lãnh thổ của Việt Nam, tuyệt đối không được sử dụng địa chỉ giả để kinh doanh. Đồng thời không được đăng ký địa chỉ trụ sở tại nhà tập thể, chung cư vì quy định pháp luật hiện hành không cho phép.

Bước 2: Doanh nghiệp chọn loại hình, người ủy quyền kinh doanh phù hợp

Công ty muốn tiến xa và lâu dài trong chặng đường kinh doanh thì phải lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp với tiềm lực của bản thân. Cụ thể, các doanh nghiệp logistics có thể căn cứ vào số lượng cổ đông góp vốn, mong muốn kinh doanh, tầm nhìn và sứ mệnh của mình để tìm ra loại hình logistic phù hợp. Điển hình như loại hình: công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc nhiều thành viên trở lên và công ty hợp danh.

Doanh nghiệp logistic cần lựa chọn loại hình phù hợp
Doanh nghiệp logistic cần lựa chọn loại hình phù hợp

Trong quá trình thành lập doanh nghiệp logistic, chủ đầu tư cần có một người đại diện về mặt pháp luật cho công ty để đảm bảo hoạt động kịp thời về pháp lý. Người đại diện này cần có đủ những năng lực và điều kiện về kinh nghiệm, kiến thức và trách nhiệm. Đề cao sự cẩn trọng trong từng thao tác hồ sơ/pháp lý nhằm đem đến lợi ích tối đa cho doanh nghiệp mình. Lưu ý rằng người đại diện pháp luật này có thể làm thủ tục thay đổi nếu sau một thời gian hoạt động doanh nghiệp cảm thấy không hài lòng.

Bước 3: Đáp ứng được điều kiện kinh doanh logistic

Như đã đề cập ở trên, việc thành lập doanh nghiệp logistic cần phải đảm bảo những điều kiện xác định như lựa chọn ngành nghề liên quan, đảm bảo về các chứng chỉ hành nghề một cách minh bạch, vốn đầu tư khả thi… Riêng trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở ngành không ràng buộc các điều kiện thì phía công ty có thể hoạt động trực tiếp sau đó.

Bước 4: Doanh nghiệp đảm bảo vốn tối thiểu và vốn điều lệ

Không chỉ là thành lập doanh nghiệp logistic, việc thành lập bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần đảm bảo về mức vốn trong quá trình hoạt động. Mức vốn mà doanh nghiệp tiến hành đầu tư có thể tùy vào năng lực tài chính của từng doanh nghiệp, song phải đảm bảo được mức vốn tối thiểu mà quy định kinh doanh đã đề ra. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo về vốn điều lệ trong quá trình kê khai cho Cơ quan có thẩm quyền, có thể đăng ký từ vài triệu cho đến vài tỷ đồng.

Vốn thành lập doanh nghiệp logistic
Vốn thành lập doanh nghiệp logistic

Bước 5: Soạn thảo hồ sơ liên quan

Tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp logistic là điều doanh nghiệp cần phải làm ngay sau khi đảm bảo các điều kiện kinh doanh, lựa chọn được ngành nghề, lĩnh vực phù hợp, cũng như người đại diện pháo lý trong nội bộ. Quá trình soạn thảo hồ sơ cần đảm bảo có đủ các loại giấy tờ như danh sách những cổ đông tham gia góp vốn cho công ty logistic, bản sao có công chứng của CMND/thẻ căn cước/hộ chiếu của các cổ đông và chủ doanh nghiệp, giấy quyết định thành lập doanh nghiệp.

Đồng thời không thể thiếu văn bản đề nghị cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp gửi lên Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng như văn bản xác lập điều lệ hoạt động.

Bước 6: Nộp hồ sơ hợp lệ cho Cơ quan có thẩm quyền

Sau bước thiết kế và hoàn chỉnh bộ hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành gửi hồ sơ đến trực tiếp Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau đó giấy phép xác nhận thành lập doanh nghiệp logistic sẽ được gửi về sau 3-5 ngày làm việc (trong trường hợp bộ hồ sơ hoàn toàn hợp lệ).

Hồ sơ thành lập công ty logictis
Hồ sơ thành lập công ty logictis

Bước 7: Khắc con dấu và thông báo công khai về hoạt dộng của doanh nghiệp

Một trong những việc mà doanh nghiệp buộc phải làm sau khi nhận giấy phép kinh doanh chính là tiến hành khắc con dấu và công khai về hoạt động của doanh nghiệp. Con dấu chính là đại diện về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp, chính vì thế trên con dấu cần thể hiện được những thông tin thiết yếu như: tên công ty, mã số… Sau khi khắc con dấu, doanh nghiệp cần công bố mẫu con dấu cũng như thông tin của doanh nghiệp mình lên cổng thông tin điện tử quốc gia càng sớm càng tốt để xác minh tư cách pháp lý trong kinh doanh.

Con dấu thành lập doanh nghiệp logictis
Con dấu thành lập doanh nghiệp logictis

Logistics là một chiếc đòn bẩy hoạt động vô cùng năng suất để có thể giúp doanh nghiệp đẩy sản phẩm đến các nhà phân phối cũng như đến tay những người tiêu dùng một  cách nhanh chóng nhất. Việc thành lập doanh nghiệp logistic cũng chính là cách các doanh nghiệp giúp đỡ/hỗ trợ hoạt động kinh doanh nói chung và sự chuyển lưu của hàng hóa nói riêng thêm suôn sẻ và hiệu quả. Thông qua bài viết này, hi vọng bạn đã tích góp được những kiến thức bổ ích để có thể ứng dụng vào quá trình thành lập doanh nghiệp logistic thêm dễ dàng.

>> Có thể bạn quan tâm: thành lập doanh nghiệp cổ phần

Bài viết cùng chủ đề

Tìm hiểu về giấy phép kinh doanh và các thủ tục liên quan

Đăng ký và quản lý giấy phép kinh doanh là một phần thiết yếu trong việc khởi nghiệp và vận hành doanh nghiệp tại Việt Nam. Thủ tục này không chỉ đảm bảo tính hợp pháp cho hoạt động kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp khai thác được các...

[Giải đáp] Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không?

Trong thời đại công nghệ số, bán hàng online đã trở thành một xu hướng phổ biến, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp mà nhiều người mới bắt đầu bán hàng online đặt ra là:...

Phòng đăng ký kinh doanh TPHCM và Hà Nội ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký kinh doanh, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp diễn ra theo đúng quy định. Phòng đăng ký kinh doanh giúp doanh...

Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là một lựa chọn phổ biến cho các cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình muốn tham gia kinh doanh một cách hợp pháp và hiệu quả. Hình thức này cho phép bạn quản lý kinh doanh dễ dàng, với quy...

Hướng dẫn tra cứu đăng ký kinh doanh online chính xác nhất

Bạn muốn biết thông tin về một doanh nghiệp nào đó hay bạn đang cân nhắc hợp tác kinh doanh với một đối tác mới? Dịch vụ tra cứu đăng ký kinh doanh online sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc ngay lập tức. Bên cạnh đó, việc công...

Nên thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân?

Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp nhưng đang băn khoăn không biết nên bắt đầu từ loại hình nào hoặc nên thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và chuyên sâu về loại hình doanh...
Nội dung