Theo thống kê về tình hình các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam hiện nay, chiếm tới 96% là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đang được thành lập. Với những chính sách mà Chính phủ đã và đang khuyến khích hỗ trợ, tin rằng trong tương lai loại hình doanh nghiệp này sẽ còn được phát triển rộng rãi. Những thông tin về điều kiện pháp lý, quy trình việc mở doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được chúng tôi cung cấp trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ được hiểu như thế nào?
Theo pháp luật quy định, những doanh nghiệp được gọi là vừa và nhỏ là doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lao động và doanh thu. Cụ thể hơn, doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ được sử dụng dưới 200 lao động toàn bộ năm làm việc và doanh thu hằng năm không được vượt quá 20 tỷ VNĐ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ được chia thành 03 cấp độ là siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Chúng sẽ được phụ thuộc vào tổng nguồn vốn hoặc tổng số lao động bình quân năm của doanh nghiệp ( căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ). Cụ thể như sau:
Doanh nghiệp nhỏ
-
Lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng: Số lao động từ 10-200 người và nguồn vốn từ 20 tỷ VNĐ trở xuống
-
Lĩnh vực thương mại và dịch vụ: Số lao động từ 10-50 người và nguồn vốn từ 10 tỷ VNĐ trở xuống
Doanh nghiệp vừa
-
Lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng: Số lao động từ 200-300 người và nguồn vốn từ 20-100 tỷ VNĐ
-
Lĩnh vực thương mại và dịch vụ: Số lao động từ 50-100 người và nguồn vốn từ 10-50 tỷ VNĐ
2. Thủ tục để thực hiện việc mở công ty có quy mô vừa và nhỏ
Giống với những công ty khác, khi doanh nghiệp muốn mở doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vẫn phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Cụ thể, doanh nghiệp cần phải thực hiện theo trình tự sau đây:
Bước 1: Soạn hồ sơ xin giấy Chứng nhận đăng ký mở doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đối với việc thực hiện mở doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hồ sơ cần phải đảm bảo có các loại giấy tờ như:
-
Giấy đề nghị thành lập công ty
-
Văn bản quy định về điều lệ hoạt động công ty
-
Danh sách thông tin về các thành viên góp vốn mở doanh nghiệp vừa và nhỏ
-
Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu không phải là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp nộp
-
Bản sao hợp lệ về giấy tờ chứng thực cá nhân:
-
Là cá nhân: giấy CMND/Hộ Chiếu/Căn cước
-
Là tổ chức: Giấy phép kinh doanh/Quyết định thành lập doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp thực hiện hoàn tất việc soạn hồ sơ, tiến hành nộp tại phòng Đăng ký doanh nghiệp của Sở KH và ĐT của nơi đặt trụ sở chính. Hồ sơ doanh nghiệp được tiến hành giải quyết trong thời hạn là 03 ngày làm việc, tính từ lúc cơ quan chức năng nhận đủ hồ sơ. Doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo yêu cầu nếu như hồ sơ hợp lệ. Đối với những hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan chứng năng sẽ có thông báo bằng văn bản để doanh nghiệp có thể sửa hoặc bổ sung thêm.
Lưu ý: Doanh nghiệp cần thông báo thông tin mở doanh nghiệp vừa và nhỏ trên Cổng thông tin quốc gia, nếu không thực hiện thì sẽ bị phạt theo mức phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ
Bước 2: Khắc con dấu và thông báo mẫu dấu
Sau khi được cấp giấy Chứng nhận, doanh nghiệp sẽ tiến hành khắc con dấu theo đúng yêu cầu của pháp luật. Hoàn tất việc khắc con dấu, doanh nghiệp cần nộp mẫu dấu về cơ quan chứng năng và thông báo mẫu dấu lên Cổng thông tin doanh nghiệp.
Bước 3: Hoàn tất cả thủ tục còn lại sau khi mở doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động, cần tiến hành hoàn tất các thủ tục còn lại như:
-
Doanh nghiệp thực hiện treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính
-
Thực hiện việc kê khai và nộp lệ phí môn bài
-
Tiến hành mua và đăng ký chữ số điện tử cho doanh nghiệp
-
Góp vốn điều lệ trong vòng 90 ngày tính từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận (nếu có)
3. Khi thực hiện mở công ty vừa và nhỏ, doanh nghiệp sẽ được lợi ích gì?
Nếu thực hiện việc thành lập công ty có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp sẽ được nhận những lợi ích gì? Thực tế, Chính phủ sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ những lợi ích như:
-
Hỗ trợ việc tiếp cận tín dụng, quỹ bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
-
Hỗ trợ thuế và kế toán
-
Hỗ trợ công nghệ
-
Hỗ trợ cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung, cơ sở kỹ thuật
-
Hỗ trợ mở rộng thị trường
-
Hỗ trợ thông tin tư vấn pháp lý
-
Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
-
Hỗ trợ mặt bằng sản xuất
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tiến hành thống nhất các cách thức với các Ban ngành, thuận tiện trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp mở công ty có quy mô vừa và nhỏ. Trong đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ là cơ quan hỗ trợ.
4. Dịch vụ mở doanh nghiệp vừa và nhỏ uy tín tại Replus
Mở doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Replus, tại sao không? Với kinh nghiệm hoạt động hơn 07 năm cùng hợp tác phát triển với các doanh nghiệp, Replus được xem là một trong những phương án lựa chọn dành cho các doanh nghiệp. Nhân viên với chuyên môn về pháp lý cao, tư vấn nhiệt tình, giải đáp những khó khăn của khách hàng trong quá trình mở doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hồ sơ mở công ty của khách hàng cũng trở nên đơn giản và được xử lý nhanh chóng.
Bên cạnh đó, pháp lý Replus còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về văn phòng, giúp doanh nghiệp không còn quá “đau đầu” khi bước vào vận hành doanh nghiệp vì đã được đáp ứng từ A-Z những mong muốn. Vừa tiết kiệm được thời gian và ngân sách của doanh nghiệp, vậy tại sao lại không dùng thử? Khách hàng có thể liên hệ đến 028 6650 3288 – 0932 678 626 hoặc [email protected] khi có thắc mắc cần được giải đáp nhé!
Hiện nay, Chính phủ đang có nhiều chính sách khuyến khích việc mở doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường, vì vậy mà các doanh nghiệp này không ngừng ngày một phát triển. Bài viết trên đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc về quá trình mở doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời điểm hiện tại. Mong rằng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều góc hình về loại hình doanh nghiệp này.
>> Có thể bạn quan tâm: thành lập doanh nghiệp ăn uống
Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Replus.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và cho thuê văn phòng. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.