Vì sao cần thành lập công ty? Lợi ích khi thành lập doanh nghiệp

Lợi ích khi thành lập công ty

Để biến những ý tưởng kinh doanh trên giấy bằng hiện thực thì đó là một quá trình nghiên cứu, chuẩn bị các thủ tục thành lập công ty. Làm thế nào các hoạt động kinh doanh không bị vướng vào những quy định của pháp luật? Đó là một quá trình mất khá nhiều thời gian và công sức thế nhưng đổi lại bạn sẽ nhận được những lợi ích như sau:

Được phép kinh doanh các lĩnh vực đặc trưng

Đầu tiên, khi thành lập công ty doanh nghiệp sẽ có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch, đăng ký giấy phép kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Vậy kinh doanh mà không thành lập công ty có được không? Câu trả lời là được? Thế nhưng, không phải lĩnh vực nào các các nhân, tổ chức cũng có thể tiến hành kinh doanh.

Chưa kể, một số ngành nghề kinh doanh còn yêu cầu phái có chứng chỉ hành nghề mới được kinh doanh nêu muốn hoạt động độc lập. Bên cạnh đó, không thành lập công ty bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là phát triển lâu dài và lớn mạnh.

Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp

Thứ hai, khi thành lập công ty thì chủ doanh nghiệp mới có mã số doanh nghiệp, mã số thuế và giấy chứng nhận đăng ký thành lập với tư cách pháp nhân. Giờ đây, nhà nước đã công nhận và xác nhận doanh nghiệp đã có vốn, chức năng kinh doanh ngành nghề đã được đăng ký.

Điều này giúp tăng sự uy tín trong các hoạt động giao dịch, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ của Công ty.

Tư cách pháp nhân
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân

Xuất hóa đơn

Thứ ba, Phần lớn các đối tác sẽ chỉ thực hiện giao dịch nếu hóa đơn được xuất trình đầy đủ. Chủ doanh nghiệp khi thành lập công ty sẽ được phép xuất hóa đơn trong khi cá nhân không thể thực hiện công việc này.

Dễ dàng huy động vốn

Thứ tư, khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn từ các cá nhân cùng muốn kinh doanh. Đặc biệt, việc góp vốn này sẽ được các cơ quan Nhà nước chứng minh. Do đó, các cá nhân khi góp vốn sẽ được đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của mình.

Quy định rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên góp vốn

Thứ năm, khi doanh nghiệp thành lập sẽ có được cơ cấu tổ chức, quản lý rõ ràng và minh bạch từ quyền, nghĩa vụ từ các thành viên góp vốn được quy định rõ ở Luật Doanh nghiệp 2014.

Quy trình – Thủ tục thành lập công ty năm 2019

Quy trình thành lập công ty đối với các loại hình doanh nghiệp năm 2019 bao gồm 3 giai đoạn phải trải qua như sau:

Giai đoạn 1: Chủ bị đầy đủ các thông tin để hoàn tất hồ sơ thành lập doanh nghiệp

  • Bước 1: Lựa chọn loại hình phù hơp cho doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp tư nhâ, công ty hợp danh, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần.
  • Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ CMND hoặc hộ chiếu cho những thành viên cổ đông
  • Bước 3: Lựa chọn đặt tên công ty, lưu ý bạn nên đặt tên công ty dễ nhớ, ngắn gọn, dễ phát âm và không bị trùng lặp với các tên công ty đã đăng ký trước đó. Để biết được, tên công ty mình có bị trùng lặp với những công ty khác không, bạn có thể truy cập.
  • Bước 4: Xác định địa chỉ của trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Chú ý, trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp tên lãnh thổ Việt Nam. Phải có địa chỉ xác đinh gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  • Bước 5: Xác định vốn điều lệ của công ty. Đây là số vốn do các thành viên của công ty góp vốn được ghi trong điều lệ của công ty.
  • Bước 6: Xác định chức danh người đại diện của pháp luật công ty.
  • Bước 7: Xác định ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Giai đoạn 2: Hoàn tất hồ sơ đăng ký thành lập công ty

  • Bước 1: Soạn thảo hồ sơ công ty, chủ bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh. Sau 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ bạn sẽ nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bước 3: Đem bảng sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để các cơ quan chứng năng để làm con dấu cho công ty.

Giai đoạn 3: Hoàn tất thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

Sau khi đăng ký kinh doanh thành công, doanh nghiệp tiếp tục tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo Điều 8 của Luật Doanh nghiệp. Cụ thế, các công việc được thực hiện như sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh + mã số thuế doanh nghiệp.
  • Con dấu pháp nhân doanh nghiệp.
  • Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp.
  • Hóa đơn GTGT.
  • Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in.
  • Thông báo mở tài khoản ngân hàng lên sở KH&DT.
  • Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
  • Thông báo về việc chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT của người nộp thuế.
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ.
  • Thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử.
  • Thông báo phát hành hóa đơn.
  • Giấy chứng nhận sử dụng chứng thư số.
  • Token kê khai thuế qua mạng.

Có thể thấy, quá trình đăng ký và hoàn tất thủ tục thành lập công ty thường mất khá nhiều thời gian và chi phí. Do đó, để không mất nhiều quá nhiều thời gian, công sức trong việc soạn thảo, hoàn tất hồ sơ thì dịch vụ thành lập công ty là một gợi ý không nên bỏ qua.

Vì sao phải thành lập công ty khi khởi nghiệp?

Thành lập công ty là một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển kinh doanh của mình. Khi bạn thành lập công ty sẽ giúp thương hiệu, sản phẩm của bạn được nhiều người biết đến. Bên cạnh đó, pháp luật sẽ bảo vệ bởi tên công ty của bạn sẽ được đăng ký và đảm bảo không có một đơn vị khác có thể đặt tên trùng hợp hoặc gây ra sự nhầm lần cho mọi người.

Thành lập công ty
Thành lập công ty

Bên cạnh đó, khi công ty thành lập công ty bạn sẽ mang lại lợi ích kinh tế khi tham gia góp vốn. Các hoạt động không của công ty có thể mang lại hiệu quả hoặc không tuy nhiên quy mô kinh doanh sẽ lớn dần. Từ đó, thu lại nhiều lợi nhuận lớn từ hoạt động kinh doanh của công ty.

Ngoài ra, khi bạn thành lập doanh nghiệp là đã đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển kinh tế và xã hội. Đồng thời, giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng và bản lĩnh khi tiếp xúc với nhiều hoạt động kinh doanh với quy mô, khách hàng, đối tác lớn.

Trước sự phát triển kinh tế tại Việt Nam hiện nay, xu hướng thành lập công ty trở thành phong trào. Do đó, việc kinh doanh mà thành lập công ty không còn quá xa lạ mà nó là điều tất yếu. Hy vọng, những thông tin vừa rồi sẽ giúp hiểu hơn về việc thành lập công ty. Chúc bạn khởi nghiệp thành công nhé!

Liên hệ ngay với Replus nếu bạn đang gặp khó khăn về thủ tục pháp lý khi thành lập doanh nghiệp.

Bài viết cùng chủ đề

Top 5+ địa chỉ cho thuê văn phòng Quận 5 chất lượng đáng để sử dụng

Hiện nay, khi bối cảnh kinh tế đang không ngừng phát triển dẫn đến việc nhiều công ty mở rộng hoạt động bằng cách mở thêm các chi nhánh nhằm đảm bảo tiến độ công việc. Do đó, việc tìm kiếm văn phòng cho thuê đã trở thành một trong...

Quy định về thành lập doanh nghiệp 2024 mà bạn nên biết

Luật Doanh nghiệp 2020 đã đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, cho phép các doanh nhân tiết kiệm chi phí và thời gian khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, câu hỏi phổ biến nhất mà Replus luôn nhận được từ các khách hàng chuẩn bị khởi...

Top 10+ quán cà phê cho thuê phòng họp được ưa chuộng nhất TP.HCM

Lĩnh vực F&B đã phát triển mạnh mẽ, dẫn đến sự xuất hiện của một số mô hình kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh cà phê. Với công việc kinh doanh "cơ bản" và trí tưởng tượng của người sáng lập, nhiều mô hình cà phê ra đời để...

Thành lập doanh nghiệp tại Australia chỉ từ 595.000/tháng

Trong suốt 50 năm qua, mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Australia đã từng bước phát triển mạnh mẽ, đi vào chiều sâu, bền vững và thiết thực. Đây là tiền đề vững chắc để Replus bứt phá, tiến ra thị trường quốc tế, định vị bản...

30+ câu chúc Tết crush siêu dễ thương và tình cảm

Dịp Tết không chỉ là thời điểm để gửi những câu chúc ấm áp đến gia đình và bạn bè mà còn là cơ hội tuyệt vời để thể hiện tình cảm đặc biệt thông qua những câu chúc Tết crush. Nhiều người tận dụng cơ hội này để truyền...

Local Brand là gì? Top 10 Local Brand giá rẻ Việt Nam

Mười năm trước, khi ai nhắc đến "thương hiệu" thì người ta chủ yếu nghĩ đến mấy ông khổng lồ như Coca-Cola, Apple, đúng không? Nhưng chuyện hay ho đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta, đó chính là việc thời đại của local brand trở nên bùng nổ!...
Nội dung