Y tế là dịch vụ được yêu cầu bắt buộc phải phát triển vượt mức kinh tế để có thể đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân. Bước vào kỷ nguyên mới, y tế càng có mối liên hệ mật thiết với đời sống. Chính vì thế, việc thành lập doanh nghiệp y tế luôn nằm trong vòng kiểm soát gắt gao của Nhà Nước. Các cá nhân/đơn vị/tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp y tế cần đảm bảo khả năng đáp ứng được đúng theo những quy định mà Luật pháp đã ban hành.
1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp y tế
Muốn thành lập doanh nghiệp y tế thành công, trước hết doanh nghiệp cần đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng nhân sự/nhân viên kỹ thuật. Có ít nhất 1 chuyên viên được đào tạo bài bản với trình độ về y học hoặc kỹ thuật từ cao đẳng trở lên. Phía doanh nghiệp cần sở hữu kho vận có diện tích phù hợp, không gian kho tương thích với đa dạng số lượng và chủng loại các trang thiết bị y tế mà doanh nghiệp nhập vào.

Bên cạnh đó, kho vận phải đáp ứng được yêu cầu về bảo đảm chất lượng sản phẩm/trang thiết bị được nhập, kho phải luôn được giữ thoáng sạch và khô ráo. Doanh nghiệp có thể đầu tư thêm các phương tiện vận chuyển thiết bị y tế chuyên dụng từ kho vận đến nơi phân phối nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. Sau cùng, một doanh nghiệp có thể thành lập và đi vào hoạt động hay không phụ thuộc vào tờ giấy: Chứng nhận được phép hoạt động hợp pháp lĩnh vực y tế.
2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp y tế
Kinh doanh ở lĩnh vực y tế cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Song, phức tạp là thế nhưng vẫn đi theo các bước thành lập công ty cơ bản sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp y tế
Bất kỳ giấy tờ nào đều cần phải dành thời gian chuẩn bị kĩ lưỡng, với lĩnh vực y tế, doanh nghiệp cần đảm bảo đủ các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ như sau:
-
Văn bản đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
-
Bản sao có công chứng CMND/thẻ căn cước/hộ chiếu của cá nhân đứng ra thành lập công ty.
-
Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và quyết định ủy quyền.
-
Bản sao có công chứng quyết định góp vốn của các thành viên/cổ đông.
-
Bản dnah sách các thành viên hoặc cổ đông tham gia góp vốn.
-
Giấy ủy quyền cho người đứng ra đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
-
Bản điều lệ doanh nghiệp.
Bộ hồ sơ này sau khi tổng hợp, doanh nghiệp phải đem gửi trực tiếp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư (Phòng đăng ký kinh doanh) ngay tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở văn phòng. Trong vòng từ 3-5 ngày sau sẽ nhận được kết quả hồi đáp (nếu bộ hồ sơ hợp lệ), nếu không nhận được, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư sẽ gửi về cụ thể nguyên nhân.
Bước 2: Công bố thành lập doanh nghiệp y tế
Một khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp y tế, chủ đầu tư cần nhanh chóng công bố thông tin của doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia một cách công khai. Các nội dung công bố cần bám sát trình tự thực hiện, thủ tục thực hiện và không quên trả mức phí căn cứ theo quy định.

Bước 3: Thông báo mẫu con dấu thành lập doanh nghiệp y tế
Sau khi công bố thông tin doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia, việc tiếp theo doanh nghiệp không được bỏ sót là khắc con dấu pháp nhân và thông báo mẫu con dấu với cơ quan chức năng. Đòng thời song hành các thủ tục khác như đăng ký phương pháp tính thuê, in hóa đơn xuất nhập, nộp thuê môn bài…
Bước 4: Công bố đủ điều kiện thành lập và kinh doanh lĩnh vực y tế
Trước khi bắt tay vào kinh doanh ở lĩnh vực y tế thuộc loại B, C, D. Chủ đầu tư nắm quyền quản lý cao nhất của doanh nghiệp có trách nhiệm gửi bộ hồ sơ công bố đủ điều kiện kinh doanh đến Sở Y tế trực thuộc khu vực doanh nghiệp đặt trụ sở. Các thành phần của bộ hồ sơ gồm:
-
Văn bản công bố đủ điều kiện kinh doanh ở lĩnh vực y tế.
-
Văn bản kê khai nhân sự hoạt động tại doanh nghiệp.
-
Giấy tờ đảm bảo tính pháp lý của kho vận, các phương tiện vận chuyển sản phẩm/thiết bị
-
Bản sao có công chứng của giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Trong vòng 3 ngày kể từ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ cho Sở y tế gần nơi doanh nghiệp đặt trụ sở nhất, chủ đầu tư sẽ nhận được hồi đáp: giấy chứng nhận công bố đủ điều kiện kinh doanh ở lĩnh vực y tế.
Lĩnh vực y tế có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với sức khỏe con người, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung. Việc thành lập doanh nghiệp y tế mang ý nghĩa tác động tích cực đến con người, đáp ứng và đảm bảo chất lượng tối đa trong quá trình đáp ứng nhu cầu người dùng dịch vụ. Hi vọng qua bài viết này, chúng tôi đã đem đến cho bạn những kiến thức thực tiễn bổ ích, góp phần làm hành trang cho doanh nghiệp thêm vững vàng.
>> Có thể bạn quan tâm: thành lập doanh nghiệp xuất khẩu

Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Replus.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và cho thuê văn phòng. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.