DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THỰC PHẨM UY TÍN

Cái tên “Doanh nghiệp Thực phẩm” chưa bao giờ “bùng nổ” như hiện nay, số lượng doanh nghiệp thực phẩm có tiếng và sự uy tín thương hiệu trong ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam đang thuộc Top 10 so với thế giới về chế biến và sản xuất lương thực thực phẩm nhờ có nguồn nguyên liệu đa dạng và nhiều loại đặc sản phong phú, độc đáo. Vì vậy, dịch vụ thành lập doanh nghiệp thực phẩm nhằm hỗ trợ thủ tục giấy tờ theo pháp lý theo pháp luật hiện hành cũng dần phát triển. 

1. Thế nào là doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm?

Các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm là các doanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu dịch vụ bảo quản, đáp ứng dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm. Các doanh nghiệp cần đáp ứng đủ điều kiện về vấn đề thực phẩm trong đó có điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

thành lập doanh nghiệp thực phẩm
Doanh nghiệp thực phẩm là gì?

2. Điều kiện thành lập công ty thực phẩm?

Để đăng ký thành lập công ty thực phẩm, các chủ doanh nghiệp cần đáp ứng một số yêu cầu như sau theo từng trường hợp:

Trường hợp khi doanh nghiệp sản xuất

  • Cần có địa điểm và diện tích phù hợp, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và một số yếu tố gây hại khác.
  • Bảo đảm nguồn nước phải đạt theo quy chuẩn kỹ thuật phục vụ kinh doanh thực phẩm.
  • Đầy đủ trang thiết bị phù hợp nhằm giải quyết và xử lý nguyên liệu, chế biến, bảo quản, đóng gói và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; các trang thiết bị dụng cụ khử trùng, tẩy rửa, sát trùng, phòng chống vi khuẩn, côn trùng và một số động vậy gây hại
  • Hệ thống xử lý rác thải, bảo đảm vận hành thường xuyên và an toàn theo chuẩn quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
  • Các hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu thực phẩm cần lưu giữ cẩn thận, duy trì các điều kiện bảo đảm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Lưu giữ các tài liệu khác liên quan đến kinh doanh và quá trình sản xuất sản phẩm.
  • Tuần thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người lao động hoặc người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Trường hợp khi doanh nghiệp thương mại thực phẩm

Kinh doanh thực phẩm là ngành nghề không cần nhiều điều kiện như lĩnh vực sản xuất, doanh nghiệp chỉ cần có vị trí, văn phòng,… giao dịch cụ thể, rõ ràng. Điều quan trọng hơn khi kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp cần có Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ thực phẩm và Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm từ phía lĩnh vực sản xuất.

thành lập doanh nghiệp thực phẩm
Những điều kiện doanh nghiệp cần có để thành lập doanh nghiệp

3. Quy trình thành lập doanh nghiệp thực phẩm

Quy  trình thực hiện Thành lập Doanh nghiệp thực phẩm đơn giản, dễ thực hiện chỉ trong 1 bước chuẩn bị: Bản sao hợp lệ các giấy tờ cá nhân: Thẻ căn cước công dân (CCCD), Chứng minh nhân dân (CMND), hộ chiếu hoặc giấy chứng thực cá nhân hợp pháp khác của tất cả thành viên công ty hoặc cổ đông sáng lập.

Trường hợp Doanh nghiệp muốn tự làm hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực phẩm

Bước 1: Chuẩn bị những hồ sơ liên quan đến thành lập doanh nghiệp thực phẩm

Giấy đề nghị Đăng ký Doanh nghiệp

Điều lệ doanh nghiệp

Danh sách tất cả thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.

Bản sao có công chứng hợp lệ: thẻ căn cước công dân, CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc các cổ đông đồng sáng lập; quyền thành lập công ty, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các tài liệu tương đương khác của doanh nghiệp.

Thời gian giải quyết trong vòng 3 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng con dấu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp hoàn toàn có quyền quyết định về hình thức và số lượng, nội dung con dấu của doanh nghiệp. Sau khi đã nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp để thực hiện đăng tải thông báo thông tin, mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia.

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp thực phẩm
Hướng dẫn chi tiết quy trình và thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Bước 4: Hoàn tất các thủ tục về thuế

Bảng tên tại trụ sở công ty

Công khai áp dụng phương pháp tính thuế

Mở tài khảo ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo số tài khoản của cơ quan nhà nước

Đăng ký chữ ký số điện tử để nộp thuế điện tử định kỳ

Kê khai và nộp thuế môn bài

Phát hành, in ấn hóa đơn GTGT

Bước 5: Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP

(Nếu bạn thực hiện thương mại thực phẩm xin hãy bỏ qua bước này)

Hồ sơ bao gồm:

Đơn đề nghị Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Bản thuyết minh về trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan pháp lý nhà nước có thẩm quyền

Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về VSATTP của chủ cơ sở và của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe của chủ sở hữu, người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cấp bởi sở y tế cấp huyện trở lên.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ doanh nghiệp. 

4. Một số kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Đặt địa chỉ doanh nghiệp thực phẩm cần rõ ràng, chi tiết, cụ thể và phải thuộc lãnh thổ Việt Nam. Không đặt địa chỉ công ty tại nhà chung cư, khu tập thể.

Những loại vốn khi thành lập cần lưu ý: vốn điều lệ, vốn pháp định (hay còn gọi là vốn ký quỹ) khi tiến hành kinh doanh. (nếu có)

Đặt tên công thực phẩm cần lưu ý tra cứu cẩn thận và kỹ lưỡng để tránh đặt sai quy định và bị trùng lặp. Cần đảm bảo tên doanh nghiệp không chứa các từ ngữ cấm, không dùng tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Người đại diện cho doanh nghiệp nên chọn người hoàn toàn có năng lực, kinh nghiệm dày dặn để có thể chắc chắn đưa ra những quyết định quan trọng cho công ty. Doanh nghiệp lưu ý không chọn cá nhân bị cấm hoặc thuộc trường hợp hạn chế làm đại diện theo pháp luật quy định.

5. Replus –  dịch vụ thành lập doanh nghiệp thực phẩm nhanh chóng, chính xác

Replus đã có kinh nghiệm dày dặn 8 năm về các thủ tục pháp lý đăng ký thành lập nhiều doanh nghiệp khác nhau, trong đó có nhiều doanh nghiệp thành lập kinh doanh thực phẩm.

Nếu doanh nghiệp gặp rắc rối hoặc không có thời gian để hoàn thành các thủ tục pháp lý thì hãy đến với Replus, chúng tôi mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nhanh chóng, toàn diện, uy tín và chất lượng từ doanh nghiệp mới bắt đầu cho đến khi doanh nghiệp đã, đang đi vào vận hành và phát triển.

Replus hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp thủ tục, giấy tờ thành lập doanh nghiệp thực phẩm

Mọi vấn đề, thủ tục pháp lý liên quan đến thành lập công ty thực phẩm Replus sẽ hỗ trợ bạn:

  • Soạn thảo các hồ sơ pháp lý có liên quan đến nội dung đăng ký thành lập công ty kinh doanh thực phẩm theo thông tin của doanh nghiệp cung cấp và thực hiện đúng quy định pháp luật.
  • Đại diện sự ủy quyền từ phía doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý giúp doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp thực phẩm.
  • Đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp các thủ tục pháp lý liên quan khác  sau khi thành lập doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ tư vấn trong quá trình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh gặp các vấn đề, thắc mắc thủ tục về pháp luật, kế toán, thuế.

Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp thực phẩm tại Replus đảm bảo các thủ tục pháp lý đúng quy định của pháp luật, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.

>>> Tham khảo thêm: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán trọn gói

Bài viết cùng chủ đề

Tìm hiểu về giấy phép kinh doanh và các thủ tục liên quan

Đăng ký và quản lý giấy phép kinh doanh là một phần thiết yếu trong việc khởi nghiệp và vận hành doanh nghiệp tại Việt Nam. Thủ tục này không chỉ đảm bảo tính hợp pháp cho hoạt động kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp khai thác được các...

[Giải đáp] Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không?

Trong thời đại công nghệ số, bán hàng online đã trở thành một xu hướng phổ biến, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp mà nhiều người mới bắt đầu bán hàng online đặt ra là:...

Phòng đăng ký kinh doanh TPHCM và Hà Nội ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký kinh doanh, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp diễn ra theo đúng quy định. Phòng đăng ký kinh doanh giúp doanh...

Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là một lựa chọn phổ biến cho các cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình muốn tham gia kinh doanh một cách hợp pháp và hiệu quả. Hình thức này cho phép bạn quản lý kinh doanh dễ dàng, với quy...

Hướng dẫn tra cứu đăng ký kinh doanh online chính xác nhất

Bạn muốn biết thông tin về một doanh nghiệp nào đó hay bạn đang cân nhắc hợp tác kinh doanh với một đối tác mới? Dịch vụ tra cứu đăng ký kinh doanh online sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc ngay lập tức. Bên cạnh đó, việc công...

Nên thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân?

Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp nhưng đang băn khoăn không biết nên bắt đầu từ loại hình nào hoặc nên thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và chuyên sâu về loại hình doanh...
Nội dung