Thành lập doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài luôn được đánh giá cao về tiềm lực kinh tế, lợi thế về công nghệ và mối quan hệ giữa các đối tác trong và ngoài nước. Chính vì thế, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài dần trở nên phát triển mạnh mẽ hơn. Nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài có thể tận dụng được những lợi thế ưu điểm của hai bên. Cụ thể hơn về hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, bạn có thể đọc trong bài viết dưới đây. 

Việc thành lập công ty liên doanh với nước ngoài được dựa trên hợp đồng liên doanh, hai bên đối tác Việt Nam và nước ngoài tiến hành ký kết, tuân thủ theo đúng quy định pháp luật của các nước ban hành quy định. Mỗi bên liên doanh chỉ có nhiệm vụ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn mà doanh nghiệp đã góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài vẫn có tư cách pháp nhân theo đúng quy định. 

1. Vốn pháp định để mở công ty liên doanh với nước ngoài là bao nhiêu?

Số vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh tối thiểu phải đạt được 30% trong tổng số vốn thành lập công ty liên doanh. Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư nằm trong các khu vực được Nhà nước khuyến khích kinh doanh, vốn pháp định có thể nhỏ hơn nhưng vẫn không được phép thấp hơn 20% trong tổ số vốn thành lập công ty

Vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp liên doanh
Vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài

Tỷ lệ góp vốn liên doanh sẽ được thỏa thuận giữa các bên liên doanh với nhau nhưng vẫn đảm bảo không thấp hơn 30% số vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. 

2. Điều kiện thành lập công ty liên doanh với nước ngoài

Muốn thành lập doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng được cá điều kiện cơ bản sau đây:

  • Doanh nghiệp không bị vi phạm pháp luật của Việt Nam và nước ngoài. Đảm bảo không bị cấm và có thể đảm nhận doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam

  • Chủ đầu tư phải đảm bảo về hành vi năng lực dân sự, không đang trong thời hạn tranh chấp phạt tù hoặc nằm trong các trường hợp tại  Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định.

  • Doanh nghiệp có năng lực tài chính tối thiểu phải tương ứng với mức vốn đầu tư vào dự án

Điều kiện thành lập doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam
Điều kiện thành lập doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam
  • Số tiền được gửi nhằm mục đích đầu tư phải thuộc ngân hàng được phép hoạt động tại thị trường Việt Nam

  • Doanh nghiệp đảm bảo phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết

  • Đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác quy định về thành lập công ty

3. Các giấy tờ liên quan đến việc mở công ty liên doanh với nước ngoài

Công ty liên doanh với nước ngoài được xem là hình thức góp vốn giữa hai bên đầu tư  là Việt Nam và nước ngoài, thế nên hai bên cần thực hiện soạn riêng một số các tài liệu cần thiết. Hồ sơ mở công ty cơ bản gồm có:

Đối với các nhà đầu tư phía Việt Nam cần chuẩn bị các giấy tờ như: 

  • Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cấp phép

  • Điều lệ hoạt động công ty liên doanh với nước ngoài

  • Giấy xác nhận có liên quan đến số dư tương ứng với số vốn góp thành lập doanh nghiệp liên doanh từ ngân hàng

  • Văn bản liên quan đến biên bản họp hoặc quyết định liên quan đến việc góp vốn mở công ty liên doanh và người đại diện quản lý phần vốn góp

  • Hộ chiếu/CMND/Căn cước của người đại diện theo pháp luật hoặc người quản lý số vốn góp mở công ty

giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Đối với nhà đầu tư từ phía nước ngoài cần chuẩn bị các giấy tờ như:

  • Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp phép

  • Điều lệ hoạt động kinh doanh của công ty

  • Giấy tờ liên quan đến bản báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán

  • Giấy chứng nhận số dư tài khoản tương đương với số vốn góp thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam

  • Văn bản liên quan đến quyết định đầu tư thành lập doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam và đại diện quản lý phần vốn góp

  • Người đại diện pháp luật hoặc người quản lý góp vốn cần nộp bản sao hợp lệ của hộ chiếu

Lưu ý: Các tài liệu phải được công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam ở quốc gia đó. Ngoài ra, đối với những nhà đầu tư là cá nhân thì chỉ yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận về số dư tài khoản và hộ chiếu của người đại diện. 

giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập doanh nghiệp liên doanh
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập doanh nghiệp liên doanh

Ngoài những giấy tờ bên trên, hai bên cũng cần phải chuẩn bị thêm một số tài liệu quy định khác như: 

  • Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận Đăng ký đầu tư thành lập doanh nghiệp liên doanh

  • Danh sách thông tin về những người đồng mở công ty có kèm theo các giấy tờ chứng thực cá nhân

  • Văn bản về điều lệ hoạt động

  • Các giấy tờ liên quan đến hoạt động vốn của doanh nghiệp

  • Hợp đồng cho thuê địa chỉ đặt trụ sở chính của doanh nghiệp

  • Chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu công ty, đối với ngành nghề có yêu cầu điều kiện

Lưu ý: Đối với những doanh nghiệp nước ngoài mà lần đầu tiên đăng ký đầu tư liên doanh tại thị trường Việt Nam, cần phải cung cấp Giấy Chứng nhận đầu tư trong hồ sơ đăng ký kinh doanh

4. Thành lập doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tại Replus

Replus cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp liên doanh uy tín và hiệu quả

Dịch vụ pháp lý Replus – là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực dịch vụ thành lập công ty kết hợp với cho thuê các tiện ích văn phòng. Với 08 năm đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp khác nhau, Replus nắm bắt được những mong muốn mà khách hàng cần đến trong thời buổi hiện nay.

Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp liên doanh nước ngoài tại Replus
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tại Replus

Nhờ việc cải thiện và nâng cao đội ngũ nhân viên đã giúp cho việc xử lý các hồ sơ từ doanh nghiệp trở nên đơn giản và nhanh chóng, hỗ trợ giải đáp thắc mắc khách hàng, tạo thêm được lòng tin và sự hài lòng làm cho khách hàng cảm thấy an tâm và tin tưởng khi lựa chọn sử dụng các dịch vụ mà Replus mang lại. Quý khách hàng có thể liên hệ đến 028 6650 3288 – 0932 678 626 hoặc [email protected] để được hỗ trợ tư vấn một cách tận tình và chi tiết hơn. 

Bên trên là thông tin về thành lập doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài phù hợp với quy định hiện hành. Nếu bạn đọc có gì thắc mắc hoặc mong muốn đóng góp ý kiến, có thể để lại bình luận bài viết ở bên dưới nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: Thành lập doanh nghiệp luật nước ngoài

Bài viết cùng chủ đề

[Giải đáp] Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không?

Trong thời đại công nghệ số, bán hàng online đã trở thành một xu hướng phổ biến, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp mà nhiều người mới bắt đầu bán hàng online đặt ra là:...

Phòng đăng ký kinh doanh TPHCM và Hà Nội ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký kinh doanh, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp diễn ra theo đúng quy định. Phòng đăng ký kinh doanh giúp doanh...

Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là một lựa chọn phổ biến cho các cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình muốn tham gia kinh doanh một cách hợp pháp và hiệu quả. Hình thức này cho phép bạn quản lý kinh doanh dễ dàng, với quy...

Hướng dẫn tra cứu đăng ký kinh doanh online chính xác nhất

Bạn muốn biết thông tin về một doanh nghiệp nào đó hay bạn đang cân nhắc hợp tác kinh doanh với một đối tác mới? Dịch vụ tra cứu đăng ký kinh doanh online sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc ngay lập tức. Bên cạnh đó, việc công...

Nên thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân?

Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp nhưng đang băn khoăn không biết nên bắt đầu từ loại hình nào hoặc nên thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và chuyên sâu về loại hình doanh...

Ai có quyền thành lập doanh nghiệp? Trường hợp nào bị hạn chế?

Bạn đang muốn thử sức ở lĩnh vực kinh doanh? Bạn vẫn đang thắc mắc rằng liệu mình có tự thành lập được công ty không? Thủ tục thành lập doanh nghiệp có khó khăn hay không? Làm thế nào để hiểu rõ hơn về đối tượng hoặc ai có...
Nội dung