Thành lập doanh nghiệp liên doanh

Liên doanh không còn quá xa lạ đối với các công ty trên thị trường hiện nay và mang lại được nhiều lợi nhuận đáng kể cho hai bên. Tuy nhiên, để thực hiện đúng được những quy định trong quá trình liên doanh không phải là một điều dễ dàng. Vì thế, để có thể thành lập doanh nghiệp liên doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm vững kiến thức pháp lý và các quy định giữa các quốc gia. Muốn tìm hiểu rõ hơn thì các bạn có thể đọc bài viết dưới đây nhé!

1. Doanh nghiệp liên doanh là gì?

Theo định nghĩa, công ty liên doanh là hình thức hợp tác giữa hai hay nhiều bên với nhau để cùng thành lập một doanh nghiệp, dựa trên cơ sở là hợp đồng liên doanh. Việc thành lập doanh nghiệp liên doanh cho phép doanh nghiệp có thể cung ứng được một lượng hàng hóa, dịch vụ lớn và bổ sung những kinh nghiệm, công nghệ giữa các bên trong quá trình cùng  nhau hợp tác hoạt động.

Khái niệm thành lập doanh nghiệp liên doanh
Khái niệm thành lập doanh nghiệp liên doanh

Hầu hết, các công ty liên doanh được thành lập theo hình thức là công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Khi đó các bên chỉ cần chịu trách nhiệm về phần vốn mà đã cam kết góp vào để thành lập doanh nghiệp liên doanh.

2. Một số ưu và nhược điểm khi mở công ty liên doanh so với các loại hình công ty khác

Giống như với những loại hình doanh nghiệp khác, việc thành lập doanh nghiệp liên doanh cũng sẽ mang đến cho doanh nghiệp một số ưu và nhược điểm đáng kể như sau:

Ưu điểm khi mở doanh nghiệp liên doanh

Hình thức công ty liên doanh mang lại nhiều lợi thế đầu tư cho các công ty trong và ngoài nước. Cụ thể, đối với nhà đầu tư Việt Nam, doanh nghiệp có thể được phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn, được tiếp cận các trang thiết bị kỹ thuật – khoa học hiện đại, nâng cao được trình độ quản lý. Mặt khác, các  nhà đầu tư nước ngoài lại có thể đảm bảo môi trường hoạt động kinh doanh, pháp lý thuận lợi khi có các nhà đầu tư Việt Nam bên cạnh. 

Ưu điểm và nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp liên doanh
Ưu điểm và nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp liên doanh

Nhược điểm của công ty liên doanh

Chịu sự ràng buộc trong một tư cách pháp nhân khi hai bên hoàn toàn khác nhau về ngôn ngữ, phong tục, tôn giáo, … có thể phát sinh những mâu thuẫn không đáng có. Ngoài ra, sẽ có trường hợp gặp những rắc rối hai bên về các giấy tờ, hồ sơ khó có thể giải quyết. 

3. Điều kiện thành lập doanh nghiệp liên doanh

Dựa theo quy định của Bộ luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định, doanh nghiệp muốn thực hiện việc thành lập công ty liên doanh thì cần phải đáp ứng được một số điều kiện dưới đây:

  • Chủ thể doanh nghiệp ( nhà đầu tư )

  • Cá nhân: Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không đang trong khoảng thời gian tranh chấp về hình phạt tù hoặc hình phạt hành chính khác theo quy định pháp luật

  • Tổ chức: Được thành lập theo đúng luật pháp, đang trong quá trình hoạt động tính đến thời điểm thực hiện việc đầu tư

  • Tài chính: Chủ đầu tư phải đảm bảo có khả năng chi trả số vốn đã cam kết. Ngoài ra, ngân hàng thực hiện trách nhiệm giữ khoản tiền đầu tư của công ty phải là ngân hàng hợp pháp và được phép hoạt động tại thị trường Việt Nam

  • Vốn pháp định của công ty: Đối với các công ty liên doanh, số vốn pháp định mà luật pháp quy định ít nhất phải bằng 30% số vốn đầu tư công ty. Bên cạnh đó, đối với những dự án được đầu tư trên khu vực khuyến khích kinh doanh, số vốn pháp định có thể thấp hơn nhưng không được thấp hơn 20% số vốn đầu tư và phải được phép chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền.

  • Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp liên doanh: Tuân thủ theo quy tắc của pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã thực hiện ký kết, …

  • Hồ sơ đăng ký thành lập công ty liên doanh phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam (luật doanh nghiệp, luật đầu tư, cam kết WTO…)

  • Hơn hết, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo các điều kiện cụ thể khi thực hiện mở công ty liên doanh, đảm bảo đúng yêu cầu theo đúng quy định pháp luật.

4. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp liên doanh hiện nay

Có thể thấy, việc thành doanh nghiệp liên doanh có sự góp vốn giữa hai bên là Việt Nam và nước ngoài, vì thế mà khi soạn thảo hồ sơ mở công ty, mỗi bên cần phải chuẩn bị riêng một số các tài liệu, giấy tờ như: 

Đối với nhà đầu tư bên nước ngoài

  • Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh

  • Điều lệ hoạt động kinh doanh

  • Bản báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán

  • Giấy chứng nhận số dư tài khoản tương đương với số vốn góp thành lập công ty tại Việt Nam

  • Quyết định đầu tư thành lập doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam và đại diện quản lý phần vốn góp

  • Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật hoặc người quản lý phần vốn góp

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp liên doanh
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp liên doanh

Lưu ý khi thành lập doanh nghiệp liên doanh

  • Các tài liệu phải được công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam ở quốc gia đó

  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân, chỉ cần cung cấp các tài liệu về giấy chứng nhận số dư tài khoản và hộ chiếu người đại diện

giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài
Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài

Đối với nhà đầu tư bên Việt Nam

  • Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh

  • Điều lệ hoạt động công ty

  • Giấy xác nhận từ ngân hàng có liên quan đến số dư tương ứng với số vốn góp thành lập doanh nghiệp liên doanh

  • Biên bản họp hoặc quyết định liên quan đến việc góp vốn mở công ty liên doanh và người đại diện quản lý phần vốn góp

  • Hộ chiếu/CMND/Căn cước của người đại diện theo pháp luật hoặc người quản lý số vốn góp mở công ty

Tài liệu khác cần chuẩn bị  khi thành lập doanh nghiệp liên doanh

  • Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận Đăng ký đầu tư thành lập doanh nghiệp liên doanh

  • Bản danh sách thông tin các thành viên mở công ty, kèm theo là các giấy tờ chứng thực cá nhân

  • Bản điều lệ hoạt động của công ty liên doanh

  • Văn bản xác định vốn

  • Chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu công ty, đối với ngành nghề có yêu cầu điều kiện

  • Hợp đồng cho thuê địa chỉ đặt trụ sở chính của doanh nghiệp

Lưu ý: Đối với những doanh nghiệp nước ngoài mà lần đầu tiên đăng ký đầu tư liên doanh tại thị trường Việt Nam, cần phải cung cấp Giấy Chứng nhận đầu tư trong hồ sơ đăng ký kinh doanh

5. Replus cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp liên doanh uy tín và hiệu quả

Dịch vụ pháp lý Replus – là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực dịch vụ thành lập công ty kết hợp với cho thuê các tiện ích văn phòng. Với gần 08 năm hoạt động với hàng ngàn những doanh nghiệp khác nhau, Replus hiểu rõ những mong muốn mà khách hàng cần khi đến với chúng tôi.

giấy chứng nhân thành lập doanh nghiệp liên doanh
Giấy chứng nhân thành lập doanh nghiệp liên doanh

Xử lý hồ sơ một cách nhanh chóng và hiệu quả, giúp rút ngắn quá trình thành lập doanh nghiệp liên doanh, tiết kiệm được thời gian và cả chi phí của doanh nghiệp. Nhờ những nỗ lực cải tiến về đội ngũ nhân viên trở nên chuyên môn cao và làm việc chuyên nghiệp hơn, làm cho khách hàng cảm thấy an tâm và tin tưởng khi lựa chọn sử dụng các dịch vụ mà Replus mang lại.

Nếu như quý khách hàng có quan tâm đến những dịch vụ của Replus, có thể liên hệ đến 028 6650 3288 – 0932 678 626 hoặc [email protected] để được hỗ trợ tư vấn.

Có thể thấy, việc mở công ty liên doanh được xem như là một trong những biện pháp hiệu quả khi muốn thâm nhập vào một thị trường mới. Nhờ việc hợp tác giữa hai bên, thị trường hoạt động kinh doanh có thể được mở rộng, dễ dàng cung ứng đến cho khách hàng một lượng lớn hàng hóa, dịch vụ. Thông tin về thành lập doanh nghiệp liên doanh đã được cung cấp trong bài viết ở bên trên. Các bạn có thể đọc và tìm hiểu thêm cho bản thân một số thông tin hữu ích hơn nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: thành lập doanh nghiệp cổ phần

Bài viết cùng chủ đề

Tìm hiểu về giấy phép kinh doanh và các thủ tục liên quan

Đăng ký và quản lý giấy phép kinh doanh là một phần thiết yếu trong việc khởi nghiệp và vận hành doanh nghiệp tại Việt Nam. Thủ tục này không chỉ đảm bảo tính hợp pháp cho hoạt động kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp khai thác được các...

[Giải đáp] Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không?

Trong thời đại công nghệ số, bán hàng online đã trở thành một xu hướng phổ biến, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp mà nhiều người mới bắt đầu bán hàng online đặt ra là:...

Phòng đăng ký kinh doanh TPHCM và Hà Nội ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký kinh doanh, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp diễn ra theo đúng quy định. Phòng đăng ký kinh doanh giúp doanh...

Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là một lựa chọn phổ biến cho các cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình muốn tham gia kinh doanh một cách hợp pháp và hiệu quả. Hình thức này cho phép bạn quản lý kinh doanh dễ dàng, với quy...

Hướng dẫn tra cứu đăng ký kinh doanh online chính xác nhất

Bạn muốn biết thông tin về một doanh nghiệp nào đó hay bạn đang cân nhắc hợp tác kinh doanh với một đối tác mới? Dịch vụ tra cứu đăng ký kinh doanh online sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc ngay lập tức. Bên cạnh đó, việc công...

Nên thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân?

Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp nhưng đang băn khoăn không biết nên bắt đầu từ loại hình nào hoặc nên thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và chuyên sâu về loại hình doanh...