Quy trình thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Bạn có phải là nhà đầu tư nước ngoài hoặc đối tác quan tâm đến việc thành lập một công ty vốn nước ngoài? Bạn muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Phương thức mới nhất để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Để tìm ra lời giải, chúng ta hãy kết hợp việc xem xét trải nghiệm thực tế với những chia sẻ của Replus dưới đây.
Tổng quan về thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Luật Đầu tư 2020 không định nghĩa công ty có vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên có thể được hiểu theo các định nghĩa dưới đây.
“Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động dựa theo các quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động kinh doanh,” theo Khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư. Trong khi đó, Luật Đầu tư cũng quy định “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông trong doanh nghiệp”.
Theo Khoản 9 Điều 3 của Luật Đầu tư, “nhà đầu tư nước ngoài” là “cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam”.
Dựa trên tổng hợp của những quy định trên, thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là đơn vị được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, do cá nhân/ nhà đầu tư nước ngoài từ tổ chức thành lập hoặc sở hữu cổ phần, đầu tư vào các hoạt động điều hành tại Việt Nam.
Điều kiện để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trước khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải có đề xuất đầu tư, hoàn tất thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định và đáp ứng các điều kiện sau:
- Điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định bao gồm: tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài, hình thức đầu tư, năng lực của nhà đầu tư, phạm vi hoạt động đầu tư, đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư
- Các điều kiện khác được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị định của Chính phủ, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
- Điều kiện đảm bảo các tiêu chí về an ninh quốc phòng
- Các quy định của pháp luật về đất đai quy định về điều kiện nhận quyền sử dụng đất và việc sử dụng đất tại hải đảo, xã, phường…
Lợi ích của việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho nước tiếp nhận đầu tư nhanh chóng tiếp cận thị trường quốc tế, phát triển thị trường xuất khẩu và thích ứng với thị trường quốc tế dễ dàng hơn. Thu hút đầu tư nước ngoài đóng vai trò là cầu nối và hậu thuẫn cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới, đẩy nhanh tốc độ toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
Với những ích dưới đây sẽ liệt kê ở dưới, ngày càng có nhiều quốc gia coi trọng việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc ưu tiên và thúc đẩy việc tiếp nhận thu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt là tại khu vực Việt Nam:
- Việt Nam là một trong những nước thuộc nền kinh tế châu Á phát triển nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP cao nhờ FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) và sự mở rộng mạnh mẽ của khu vực tư nhân.
- Việt Nam có vị trí trọng yếu về tiếp cận thị trường do nằm ở trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ngoài ra, Việt Nam có bờ biển rộng lớn, gần các tuyến hàng hải quan trọng trên thế giới.
- Việt Nam đang trở nên cởi mở hơn với nền kinh tế toàn cầu, là thành viên thuộc Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
- Dân số Việt Nam trẻ, có học thức và chuyên môn cao trên nhiều lĩnh vực kinh doanh.
- Chính phủ và cơ cấu xã hội của Việt Nam ổn định, khiến Việt Nam trở thành một địa điểm tốt để đầu tư vốn.
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo cách nào nhanh nhất?
Thủ tục đăng ký góp vốn, chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty Việt Nam chuyển đổi thành công ty có vốn nước ngoài là phương pháp nhanh nhất và dễ dàng nhất. Các bước được hoàn thành theo thứ tự sau:
- Bước 1: Thành lập công ty Việt Nam
- Bước 2: Chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài.
- Bước 3: Nếu ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì xin giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm và các loại giấy phép kinh doanh có điều kiện khác.
Phương thức này chỉ là nhận định khách quan cho thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung. Vì nhiều công ty nước ngoài khi triển khai sản xuất, gia công hoặc có ý định vay vốn nước ngoài trong quá trình kinh doanh đều yêu cầu phải có Giấy chứng nhận thành lập để hoạt động. Phương án thành lập doanh nghiệp nước ngoài mới kết hợp với xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ là bắt buộc vào thời điểm đó. Để cung cấp lộ trình triển khai nhanh nhất và tốt nhất, chúng tôi đưa ra các quyết định dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng.
Replus đã chuẩn bị những thông tin đầy đủ nhất về thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để quý khách hàng tiện theo dõi. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư. Quý khách hàng cũng có thể tham khảo thêm quy trình thành lập của cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp và các thủ tục khác có lợi cho doanh nghiệp của Replus.

Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Replus.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và cho thuê văn phòng. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.