Những bài học kinh doanh từ bài giảng của giáo sư Pausch

Hẳn một số đọc giả cũng đã nghe qua cái tên giáo sư Pausch qua tác phẩm “Bài Giảng Cuối Cùng” của ông ấy. Những bài giảng của ông không chỉ thắp lên khao khát sáng tạo đối với sinh viên mà còn để lại những bài học kinh doanh cho các nhà khởi nghiệp.

Bài học kinh doanh từ bài giảng của giáo sư Pausch

1. Lập kế hoạch kinh doanh: Càng chi tiết càng tốt

Các bước lập kế hoạch cơ bản thường có là: tìm hiểu thị trường, xem xét tính khả thi, quản lý việc kinh doanh từng ngày, v.v… Nhưng với giáo sư Pausch, bước đầu tiên là bước “lập kế hoạch kinh doanh” và quản lý quỹ thời gian mới là thói quen quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo. Một doanh nghiệp không có lập được lộ trình tốt thì con đường của họ sớm nhận trái đắng.

Những bài học kinh doanh từ bài giảng của giáo sư Pausch

Các học trò của Pausch thường hay nhắc đến “chủ nghĩa Pausch” mỗi khi lập kế hoạch làm việc. Với lý luận của mình, giáo sư Pausch cho rằng việc quản lý thời gian cũng quan trọng như quản lý tiền bạc vậy, tương tự với ý đó, chú ý đến những thứ không quan trọng như việc dành nhiều thời gian “đánh bóng lan can chẳng ít gì”.

Và thế, mỗi kế hoạch phải được chia nhỏ ra làm nhiều phần rồi phân bổ thời gian cụ thể cho nó. Bên cạnh đó, giáo sư Pausch nhấn mạnh phải thiết lập một hệ thống lưu trữ công việc tốt. Sẽ tốn kém thế nào nếu mỗi việc thống kê, lọc data cũng phải cần thêm một nhân sự nữa.

Một bộ máy công ty lớn sẽ cần đến nhiều bộ phận, một công ty nhỏ lại không cần đến điều đấy. Ngay cả bộ phận kế toán cũng nên thuê dịch vụ kế toán thuế/kế toán doanh nghiệp bên ngoài, không phải tháng nào ta cũng đến họ đúng không?!

Những bài học kinh doanh từ bài giảng của giáo sư Pausch
Dịch vụ kế toán

2. Tất cả những gì bạn cần là “hỏi”

Giáo sư Pausch từng kể rằng ông và cha của ông từng ước được ngồi ở toa tàu lái nhưng cha ông không nghĩ đó là chỗ của người thường. Pausch-con đã mách với Pausch-cha một cách đó là: bước lên toa đầu và xin phép được ngồi ở đấy. Và họ đã đạt được toại nguyện.

Tất cả những gì bạn cần chỉ là hỏi thôi. Khởi nghiệp là thoát khỏi khu vực an toàn, là không giấu trình độ thấp. Khởi nghiệp cũng là dám ước mơ và dám tìm đến học hỏi những người ngồi ở vị trí đó. Dĩ nhiên, bạn đừng kỳ vọng quá nhiều ở câu trả lời nhưng đã dám làm thì đã gây ấn tượng lắm rồi.

Những bài học kinh doanh từ bài giảng của giáo sư Pausch 1

Các bạn thấy đó, những người thành đạt thường kể chuyện thất bại hay hơn chuyện thành công. Hãy cứ hỏi họ đã từng vấp ngã ở đâu và như thế nào, tự bản thân bạn sẽ đúc kết ra được kinh nghiệm và giữ vững mục tiêu/hướng đi của mình hơn.

3. Kế hoạch quản lý con người

Một trong những yếu tố thành công của hầu hết công ty lớn mạnh chính là nghệ thuật quản lý nhân sự. Yếu tố này tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng nó có vai trò rất lớn đối với việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.

Cho dẫu doanh nghiệp của bạn chỉ có 5 người với vai trò khác nhau, nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo là phải gắn kết các thành viên lại với nhau. Mỗi thành viên trong công ty đều biết công việc và san sẻ những khó khăn riêng với mọi người, như thế công việc sẽ trôi chảy hơn.

Tình cảm bổ trợ cho công việc, công việc có thể rạch ròi nhưng không nên phá hỏng tình cảm, ảnh hưởng tâm lý đối phương. Giáo sư Pausch luôn kể những câu chuyện đề cao vấn đề này trong cuốn sách của mình. Ví như việc ông không bao giờ trách phạt đứa trẻ vô tình hay thiếu hiểu biết phạm sai lầm, hay như việc ông lập ra một phần thưởng dành cho người liều lĩnh đi tiên phong nhưng rồi bị thất bại, ông đặt tên cho giải thưởng đó là “Phần Thưởng Chim Cánh Cụt Đầu Tiên”.

Những bài học kinh doanh từ bài giảng của giáo sư Pausch 2
Ở nơi có những con thú ăn thịt, con chim cánh cụt đầu tiên lao xuống nước sẽ bị ăn thịt nhưng không phải nó thì ai chứ?!

Nhiều người sẽ phản biện rằng phải cảnh cáo nhân viên của mình để họ không được tái phạm nữa. Trên thực tế, sai phạm luôn có nhiều nguyên do và một người cẩn thận nhất cũng không chắc rằng anh ta sẽ không mắc lại sai lầm đó nữa.

Lấy một nhân vật khác có tầm ảnh hưởng hơn – nhà chính trị, quân sự kiệt xuất Tào Tháo để minh chứng cho bản lĩnh thật sự của một nhà lãnh đạo. Khi quân sĩ của ông thua trận tan tác, duệ khí suy giảm, ông không trách mắng một ai cả. Thậm chí, ông còn tập hợp mọi người lại và dành những lời chân thành: “Mấy năm gần đây chúng ta đã đánh thắng quá nhiều, binh kiêu tướng loạn, văn dốt võ nát, khinh địch tự phụ, mà nhất là ta ngay đến một khổ nhục kế đơn giản cũng không thể nhận ra.”

Những bài học kinh doanh từ bài giảng của giáo sư Pausch 3

“Từ đó cho thấy, đã đến lúc chúng ta nhận lấy một trận thất bại như vậy rồi. THẤT BẠI LÀ MỘT CHUYỆN TỐT. Thất bại có thể dạy cho chúng ta làm sao có thể thành công. Thất bại có thể dạy cho chúng ta làm sao có thể chiến thắng.

Con người ta muốn thành đại nghiệp phải biết nắm được, buông được!!


Bài viết liên quan:

>> 42 Ý tưởng kinh doanh độc đáo dịp tết 2019

>> So sánh, phân biệt giữa doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ

>> Xem thêm [Tin tức doanh nghiệp]

Mời bạn đánh giá bài viết
0 khách hàng đã bình luận về bài viết này
Inline Feedbacks
View all comments