Ai có quyền thành lập doanh nghiệp? Trường hợp nào bị hạn chế?

Bạn đang muốn thử sức ở lĩnh vực kinh doanh? Bạn vẫn đang thắc mắc rằng liệu mình có tự thành lập được công ty không? Thủ tục thành lập doanh nghiệp có khó khăn hay không? Làm thế nào để hiểu rõ hơn về đối tượng hoặc ai có quyền thành lập doanh nghiệp? Ngay bây giờ đây, hãy cùng Replus tìm hiểu và giải đáp các câu hỏi khó nhằn này nhé!

Khái niệm thành lập doanh nghiệp là gì?

Ai có quyền thành lập doanh nghiệp?

Thành lập doanh nghiệp là khi một tổ chức hoặc cá nhân có ý định tham gia vào hoạt động sản xuất và kinh doanh trên thị trường, thực hiện các thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhằm xác định và thiết lập tư cách pháp lý cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được bảo vệ theo quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước.

Việc thành lập doanh nghiệp không chỉ đảm bảo được sự dễ dàng quản lý của cơ quan nhà nước mà còn đảm bảo quyền lợi khi tham gia kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường, đời sống của người dân xung quanh. Hiện nay có khoảng 5 loại hình doanh nghiệp mà khách hàng cần phải nắm rõ:

  • Công ty TNHH một thành viên;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Công ty Cổ phần;
  • Công ty Hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Ai có quyền thành lập doanh nghiệp?

Vậy liệu ai có quyền thành lập doanh nghiệp? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc nhất. Như đã được quy định từ trước, theo khoản 1 điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020 thì mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Trường hợp đối với các cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp

Cá nhân thành lập doanh nghiệp

Căn cứ vào quy định từ khoản 1 điều 17 tại Luật Doanh Nghiệp 2020, mọi cá nhân không phân biệt vùng miền, quốc tịch, nơi cư trú. Dù là người mang quốc tịch Việt Nam hay nước ngoài đều có quyền thành lập doanh nghiệp hay tham gia góp vốn thành lập. Yêu cầu cá nhân đó phải đủ 18 tuổi trở lên và phải có đủ khả năng pháp lý, hành vi dân sự để chịu trách nhiệm trước những hoạt động mà doanh nghiệp làm ra.

Đặc biệt đối với các cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp là người nước ngoài, họ phải tuân thủ các thủ tục gay gắt theo pháp luật đã quy định theo Luật Doanh Nghiệp. Trường hợp đặc biệt này công ty do người nước ngoài thành lập cũng sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân, một hộ kinh doanh hay đầu tư trở thành thành viên hợp danh của một công ty hợp danh. Bên cạnh đó, cá nhân cũng có quyền thành lập hay trở thành thành viên của các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Xem thêm: Các Điều Kiện Khi Thành Lập Doanh Nghiệp Tư Nhân

Trường hợp đối với các tổ chức có quyền thành lập doanh nghiệp

Mọi tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp, các tổ chức có thể bao gồm cả trong nước và nước ngoài không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính ở đâu. Các tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp phải có đủ tư cách pháp nhân và có đủ tài sản độc lập và đủ khả năng chịu trách nhiệm pháp lý, nhân sự bằng tài sản đó. Điều này tạo cơ sở vững chắc để đảm bảo trách nhiệm tài chính của mỗi tổ chức, giúp cho doanh nghiệp phát triển, lâu bền hơn.

Ai không có quyền thành lập doanh nghiệp?

Vẫn có rất nhiều cá nhân, tổ chức tuy có đủ năng lực pháp lý, hành vi dân sự nhưng vẫn không có quyền thành lập doanh nghiệp vì có nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy cùng Replus khám phá xem ai không có quyền thành lập doanh nghiệp nhé?

  • Các đơn vị cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang

Các đơn vị cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang là những thành phần sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp từ đó thu lợi riêng cho bản thân hay cơ quan. Việc này nhằm phòng những trường hợp tham nhũng, cạnh tranh cao thấp, không lành mạnh, gây những ảnh hưởng tiêu cực đến họ trong thời gian tại ngũ. Bên cạnh đó theo Luật doanh nghiệp 2020 và Luật phòng chống tham nhũng 2017, các đơn vị cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang còn không có quyền góp vốn vào doanh nghiệp.

  • Cán bộ, công chức, viên chức

Cán bộ, công chức, viên chức

Theo quy định của Luật Công chức và Luật viên chức 2019( bản đã sửa đổi) các cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức không có quyền tham gia thành lập doanh nghiệp. Nhưng các cá nhân đó có quyền tham gia góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, được quy định tại điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 thì người thân của những người đứng đầu của đơn vị cũng không được làm giám đốc của doanh nghiệp hay giữ chức vụ quản lý ở các ngành, nghề mà cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp quản lý.

  • Các cá nhân là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hay các cá nhân thuộc đơn vị Công an nhân dân Việt Nam

Căn cứ vào quy định trên, thì các sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hay các cá nhân thuộc đơn vị Công an nhân dân không được quyền thanh lập doanh nghiệp hay tham gia góp vốn, mua cổ phần hay trở thành thành viên trong các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần trừ các trường hợp là được cử làm đại diện theo ủy quyền để tham gia quản lý phần vốn góp của nhà nước tại các doanh nghiệp.

Quy định này nhằm phòng chống việc các cá nhân tham gia tham nhũng, lạm quyền. Họ là những người có quyền hạn, chức vụ trong bộ máy nhà nước nên nếu để các hoạt động kinh doanh bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình làm nhiệm vụ và kéo gần đến vụ lợi cá nhân, vi phạm pháp luật.

Xem thêm: Viên Chức Có Được Thành Lập Doanh Nghiệp Không?

  • Các cá nhân đang thuộc trường hợp trẻ chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người gặp khó khăn trong việc nhận thức và điều khiển hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân

trẻ chưa thành niên

Theo khoản 1 điều 21 Luật Dân sự 2015 và khoản 3 điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020 thì cá nhân chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi và không có quyền thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì các cá nhân chưa đủ 18 tuổi vẫn có thể tham gia góp vốn, mua cổ phần vì theo bộ luật dân sự 2015 và luật Doanh Nghiệp 2020 thì không giới hạn, hạn chế độ tuổi mua góp vốn cho các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

  • Các cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam hay đang chấp hành án. Hoặc các cá nhân đang tuân thủ các biện pháp hành chính tại các cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc…

Như đã được quy định tại khoản 1 điều 80 nghị định 01/.2021/NĐ – CP thì các cá nhân đang bị truy cứu hình sự, tạm giam hay đang chấp hành án thì họ bị tước bỏ tạm thời năng lực dân sự, vì vậy sẽ không được quyền tham gia thành lập doanh nghiệp hay mua bán các loại cổ, trái phiếu.

Replus – Đơn vị hỗ trợ thành lập doanh nghiệp uy tín nhất hiện nay

Đơn vị hỗ trợ thành lập doanh nghiệp uy tín nhất hiện nay

Công ty cổ phần Replus  với 11 năm thành lập đã đồng hành cùng hàng ngàn khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Replus tự tin cam kết sẽ đưa ra cho bạn những giải pháp dễ dàng cho câu hỏi “ai có quyền thành lập doanh nghiệp?” Đến với Replus, bạn sẽ được trải nghiệm quá trình trao đổi nhanh chóng, tận tình, tiện lợi. Replus hỗ trợ trọn gói các dịch vụ: Thành lập công ty, doanh nghiệp, cho thuê văn phòng hay các thủ tục pháp lý khó nhằn.

  • Replus hỗ trợ cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp từ giấy tờ, hồ sơ, thủ tục được hoàn thiện một cách nhanh nhất.
  • Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm hơn 10 năm qua về lĩnh vực pháp lý sẽ tư vấn miễn phí các điều kiện pháp lý .
  • Đỡ tốn thời gian đi lại, xa xôi khó khăn mà đã có Replus hỗ trợ tận tình, nhanh chóng
  • Chi phí tiết kiệm, rõ ràng
  • Bên cạnh đó Replus còn cung cấp các dịch vụ liên quan đến thành lập văn phòng mới như: Văn phòng cho thuê, văn phòng ảo,…

Không chỉ có thể, tại Replus không ngừng nhận tư vấn miễn phí và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về quy trình điều chỉnh thủ tục thành lập doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Hãy đến với Replus ngay, đảm bảo rằng quá trình thành lập doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.

Bài viết cùng chủ đề

Năm 2024 Thành Lập Doanh Nghiệp Cần Quan Tâm Gì?

Đối với một doanh nghiệp mới thành lập, sẽ có rất nhiều thủ tục cần phải hoàn thành để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng theo quy định và được sự bảo vệ của các cơ quan nhà nước. Vậy khi thành lập doanh nghiệp cần quan tâm gì?...

Quy định: Doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế môn bài

Doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế môn bài là một chính sách hỗ trợ quan trọng của nhà nước, nhằm khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trẻ và sự khởi đầu mới trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, để hiểu rõ...

Lý giải: Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Khám phá quy định và giới hạn của pháp luật về việc viên chức tham gia doanh nghiệp tại Việt Nam. Tìm hiểu điều kiện, rủi ro và hiểu rõ về trách nhiệm và quyền hạn của viên chức khi họ...

Quy định về thành lập doanh nghiệp 2024 mà bạn nên biết

Luật Doanh nghiệp 2020 đã đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, cho phép các doanh nhân tiết kiệm chi phí và thời gian khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, câu hỏi phổ biến nhất mà Replus luôn nhận được từ các khách hàng chuẩn bị khởi...

Thông tin thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa - hiện đại hóa hiện nay, việc thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam để tăng cường mở rộng hoạt động kinh doanh của các tổ chức nước ngoài đang ngày nhận được nhiều sự quan tâm của các cá...

Thành lập doanh nghiệp quận Đống Đa uy tín tại Hà Nội

Hiện nay, quận Đống Đa không chỉ nổi tiếng là nơi chứa đựng nhiều dấu ấn lịch sử mà còn là một những quận có sự nhộn nhịp về mặt kinh doanh vượt trội. Chính vì lý do này, nên rất nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch lựa chọn...
Nội dung