Freelancer là một chức danh nguy hiểm: lắm tham vọng nhưng dễ trượt ngã. Hãy thử tìm ra cách sống sót khi bạn là freelancer qua 5 bộ phim dưới đây.
Heart Attack
Bộ phim đã làm nên tên tuổi của đạo diễn Nawapol Thamrongrattanarit – Heart Attack luôn nằm trong số những phim nói về nghề freelancer chân thật nhất. Bởi nhân vật chính là một người chuyên gia chỉnh sửa ảnh chăm chỉ và tài giỏi nhưng anh ấy cũng chịu phải những áp lực và sức khỏe xa xút vì thức đêm nhiều như các freelancer đồng môn khác.
Anh Yoon muốn kiếm được nhiều tiền hơn chuyển từ làm công ty sang làm với nhóm dự án. Anh chọn làm việc một mình ở nhà để được yên tĩnh và tập trung cao độ. Nhưng cũng chính vì môi trường riêng tư như thế, Yoon không tiếp xúc với nhiều người, thiếu sự quan tâm và chăm sóc của những người bạn. Kết cục, Yoon một mình nhận một dự án với thời gian gấp rút và số công của một đội rồi ngã quỵ ngay trong phòng làm việc, xém chút mất mạng.
Trước đó, Yoon có một đối tác mô giới ăn ý là Je nhưng sau khi Je nghỉ việc, anh ngay lập tức rơi vào điểm yếu của mình. Yoon làm việc trong môi trường kín, có ít mối quan hệ phát triển công việc hơn trong mô hình văn phòng chia sẻ.
The big short
Câu chuyện có thật đầy cảm hứng của 3 nhóm nhà đầu tư đã tích đầy túi tiền khi cả thế giới hứng chịu khủng hoảng tài chính 2007-2008. Họ không cùng một đội, lúc đấy cũng không phải nhân viên ngồi bàn giấy của một công ty nào cả, có văn phòng riêng hoặc ở tại gia hoặc ở khắp mọi nơi. Nhưng họ cùng nhận thấy phương thức sai trái của ngân hàng đang đưa người dân tới phá sản.
Mọi chuyện bắt đầu từ người quản lý quỹ Michael Burry đặt cượt một số tiền lớn của tổ chức vào chứng khoáng dựa trên thế chấp. Khách hàng của Burry cho rằng anh ta đang lãng phí tiền của họ nhưng một nhân viên ngân hàng ở một nơi xa xôi khác – Jared Vennett đã đọc bài phân tích của Burry và bị thuyết phục. Rồi từ đây, Vennett và 2 nhóm đầu tư khác đẩy nhanh quá trình sụp đổ của nền tài chính và ăn lời từ đấy. Họ đã thành công và trở nên nổi tiếng.
Khi freelancer hoạt động trong lĩnh vực tài chính, họ mạo hiểm, nắm chớp thời cơ. Cũng chính vì thế, môi trường làm việc của họ không thể bị giới hạn. Họ không bị lệ thuộc bởi một tổ chức nào và hành động như một “ông sếp” của chính mình.
Nightcrawler
Từ chỗ một kẻ thất nghiệp vì tiền án trộm cắp cho tới một tay săn ảnh tự do, Louis “Lou” Bloom gần như đổi đời chỉ sau một đêm. Anh ta ghi lại những nguồn tư liệu kịp thời nhất về những vụ tấn công và giết người, các đài truyền hình thì chỉ cần có thế, họ cần tin nóng và độc quyền.
Lợi thế của một freelancer chính là lựa chọn đối tác có lợi nhất. Lou nắm quyền phân phối thông tin còn nhà đài phải tranh nhau chi trả tiền cho mình.
Điều quan trọng nhất vẫn là đạo đức nghề nghiệp. Một con người tự do đến mấy cũng cần có lanh răn đạo đức làm lề. Một kẻ xâm nhập, xáo trộn hiện trường, thậm chí bỏ lơ tính mạng người khác như Lou chỉ là hình ảnh thu nhỏ của một bộ phận phóng viên ngày nay. Và kết cục của những người này là mất chữ tín, hết đường làm ăn.
Legal High
Công việc của các luật sư nhân quyền và luật sư tự do đã được thể hiện một hài hước mà sâu cay trong 3 phần phim truyền hình Legal High, dẫu cho tuyến nhân vật này chỉ vai phụ.
Luật sư tự do có đời sống bấp bênh hơn luật sư làm việc ở văn phòng luật. Một luật sư chưa có tiếng, không có địa chỉ văn phòng đẹp thì khó tìm được khách hàng nhiều tiền. Một số luật sư freelance lão làng trong Legel High quyết định đại diện cho khách hàng ít tiền để đấu với những tập đoàn lớn. Nếu thắng, họ có cả tiền tài lẫn danh vọng. Nhưng nếu thua, người luật sư không chỉ mất danh tiếng mà còn phải trả lại tiền cho nguyên đơn và cả tiền phí mở phiên tòa.
Up in the air
Chúng ta đã biết về những chuyên gia săn đầu người – săn CEO, CFO, … cho các tập đoàn lớn. Với ‘Up in the air’, chúng ta còn biết đến thêm một ngành nữa. Nhân vật chính của phim là là một chuyên gia … đuổi việc nhân viên giùm các ông sếp.
Anh ta bay đến khắp mọi nơi trên nước Mỹ, đến với các công ty, hoặc thuê một văn phòng đại diện ở gần sân bay. Anh ta thường xuyên ngủ lại khách sạn, có những mối tình thoáng qua không chắc sẽ gặp lại. Anh ta là giấc mơ của một freelancer phổ thông: kiếm tiền mà không bị ràng buộc bởi không gian và các mối quan hệ.
Trên đây là 5 câu chuyện đầy cảm hứng và cũng đủ lý do để bạn phải suy tính kỹ rồi hãy chọn hướng freelance. Còn dưới đây lại là một câu chuyện cảm hứng khác về những người vừa là “sếp” vừa là “lính đánh thuê”.
Bàn có 10 giám đốc
Thật khó tưởng tượng cảnh 10 vị giám đốc của 10 công ty lại có thể ngồi sát cạnh nhau trong một căn phòng, thay vì mỗi người một phòng riêng thênh thang. Tuy nhiên điều này là có thật, với dịch vụ cho thuê chỗ ngồi, chia sẻ văn phòng đang nở rộ tại TP.HCM.
Một văn phòng chia sẻ có 8-10 chỗ ngồi, trong giờ làm việc cũng hệt như văn phòng của một công ty vì các giám đốc sau một thời gian thuê đều trở nên thân quen, nhộn nhịp, thậm chí rủ nhau đi ăn cơm và chia sẻ những khó khăn trong công việc. Họ cũng bài trí bàn làm việc của mình đẹp mắt với hoa tươi, lịch để bàn, khung ảnh gia đình.
Bố trí bàn làm việc của văn phòng chia sẻ
Với dịch vụ này, một phòng có nhiều bàn được ngăn ra để các giám đốc của nhiều công ty cùng ngồi làm việc. Một gói dịch vụ thường gồm: bàn rộng 1-1,2m, ngăn cách với các bàn khác, có điện thoại, fax, được sử dụng máy in, có nhân viên dọn vệ sinh mỗi ngày. Giá trung bình của một chỗ ngồi tại văn phòng chia sẻ dao động 1,5-3 triệu đồng/tháng tùy vị trí của tòa nhà, hợp đồng nửa năm hoặc một năm.