Vốn là một trong những tiền đề cơ bản trong quá trình hoạt động và có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể, từ việc góp vốn, huy động vốn, thay đổi và cho đến thoái vốn… đều có sức tác động nhất định. Trong đó, thoái vốn là một trong những vấn đề ảnh hưởng nhất đến doanh nghiệp. Vậy thoái vốn là gì? Doanh nghiệp cần làm gì khi thoái vốn và câu chuyện đằng sau đó là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn xem bản chất của thoái vốn là gì và cách xử lý nhé!
Thoái vốn là gì?
Thoái vốn là một khái niệm phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư. Nó được hiểu đây là việc các nhà đầu tư hoặc cá nhân muốn rút vốn đầu tư của mình ra khỏi một lĩnh vực nào đó. Hay nói cách khác, việc các cá nhân hay tổ chức tham gia góp vốn để kinh doanh nhưng sau một khoảng thời gian vì một số yếu tố nên không thể tiếp tục tham gia và rút lại số vốn của mình.
Việc rút vốn có thể là một phần chiến lược trong cơ cấu công ty hay từ chủ đích riêng của chủ thể. Tuy nhiên, chính doanh nghiệp sẽ nhận những tác động không hề nhỏ. Tùy vào mọi doanh nghiệp sẽ có phương hướng giải quyết phù hợp nhằm tránh ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của mình.
Lý do nào khiến doanh nghiệp phải thoái vốn?
Như đã phân tích ở trên, việc thoái vốn chưa chắc đã xấu. Nó còn dựa trên nhiều yếu tố khác nhau nữa để so sánh, tính toán phù hợp. Vậy những nguyên nhân nào khiến doanh nghiệp thoái vốn?
- Doanh nghiệp chủ động thoái vốn nhằm tập trung vào hoạt động cốt lõi đang có của công ty. Bằng việc loại bỏ những việc dư thừa, từ đó họ có nhiều tài nguyên hơn để phát triển những mảng kinh doanh chính.
- Thoái vốn giúp doanh nghiệp có một nguồn vốn nhất định thông qua việc bán tài sản, cổ phần của doanh nghiệp.
- Nhận thấy việc kinh doanh không hiệu quả, nhiều nhà đầu tư muốn thoái vốn để đảm bảo lợi ích của mình.
- Tổng giá trị thanh lý tài sản cá nhân của công ty vượt quá giá trị thị trường của tài sản kết hợp của công ty. Điều này thúc đẩy công ty bán bớt những gì có giá trị hơn khi thành lý do với việc giữ lại.
- Thoái vốn do doanh nghiệp áp lực từ xã hội, chính trị, cổ đông… nhờ vậy giúp công ty có thể tăng cường sự ổn định.
Doanh nghiệp cần làm gì khi có thành viên thoái vốn
Dù muốn hay không, việc thoái vốn cũng ảnh hưởng nhất định trong nội bộ của doanh nghiệp. Để khắc phục điều này, doanh nghiệp cần làm:
- Công bố thông tin kịp thời: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 109 Luật doanh nghiệp 2014 bắt buộc công ty phải công bố trên trang thông tin điện tử. Đồng thời, niêm yết công khai tại trụ sở chính, địa điểm của công ty về các thông tin trong thời gian 36 giờ kể từ khi có quyết định thoái vốn đầu tư. Đây là hướng giải quyết giúp doanh nghiệp ổn định lại tình hình công ty.
- Linh động tìm hiểu cụ thể: Hầu hết các tổ chức đầu tư, vấn đề thoái vốn luôn nằm trong kế hoạch của họ. Chủ doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thoái hóa để xử lý và kịp thời khắc phục.
- Tìm đối tác mới: Trong trường hợp cổ đông thoái vốn qua hình thức bán cổ phần cho đối tác khác, doanh nghiệp có thể tìm đối tác khác để thay thế. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về đối tác về kế hoạch hợp tác phù hợp.
- Có kế hoạch phân phối lại vốn phù hợp: Việc phân bổ vốn vô cùng quan trọng trong việc vạch ra chiến lược. Điều này giúp công ty có kế hoạch tăng vốn hay đầu tư hiệu quả.
- Tập trung quản lý kinh doanh: Đây là lúc doanh nghiệp cần tập trung vào lĩnh vực chủ động, ổn định lại công ty để thu hút được nhà đầu tư mới.
Câu chuyện đằng sau việc thoái vốn là gì?
Nhắc đến việc thoái vốn không thể không kể đến Vingroup, câu chuyện giải thể Vinpro, xác nhận sáp nhập Adayroi. Vingroup cũng tiếp tục công bố thương vụ chuyển nhượng Vinmart, Vinmart+ và VinEco cho Masan thì Vingroup lại đưa ra công bố việc sáp nhập sàn thương mại điện tử Adayroi vào VinID. Cứ ngỡ, việc thoái vốn này sẽ ảnh hưởng đến Vingroup, nhưng không khi kết thúc phiên giao dịch cổ phiếu VRE tăng lên 32.400 đồng/cổ phiếu.
Đây là một chiến lược phù hợp đối với giai đoạn này. Vingroup thành công chủ yếu là bất động sản với chất lượng thuộc Top đầu và được đánh giá cao so với nhiều chủ đầu tư. Khoảng 5-7 năm về trước, mảng bán lẻ là thị trường đầy màu mỡ.
Trong khi đó, thị trường này cạnh tranh với hàng triệu đối thủ như cửa hàng tạp hóa, hộ kinh doanh, bán hàng online… Đây là sân chơi quá rộng, kẻ ít tiền cũng tham gia được và Vingroup không hề có lợi thế trong cuộc chiến mà chiến binh “du kích” nhiều quá.
Có thể nói, thoái vốn là một điều không thể không tránh khỏi trong việc đầu tư kinh doanh. Chính vì vậy, sau khi biết được cần làm gì sau khi bị thoái vốn thì bạn lập tức triển khai và áp dụng để giảm mức tổn thất xuống tối thiểu nhé!
Mọi câu hỏi về thủ tục thoái vốn, giải thể hãy liên hệ với Replus để được giải đáp!
>>>>Xem thêm: 5 tuyệt chiêu gia tăng doanh số bán hàng theo mùa
? Trụ sở chính: Toà nhà Vietcomreal, 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
?Chi nhánh 1: Toà nhà Pearl Plaza, 561A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
?Chi nhánh 2: Tòa nhà 1 Đường 5, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TPHCM
?Chi nhánh 3: Toà nhà Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn,Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
? Website: www.replus.vn – replus.com.vn
☎ Hotline: 0932 678 626 – 02862883088
? Email: [email protected]
Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Replus.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và cho thuê văn phòng. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.