Giai đoạn 2017- 2020, được xem là thời kỳ vàng cho khởi nghiệp Việt Nam với sự ra đời của các công ty khởi nghiệp như “nấm mọc sau cơn mưa”.
Tuy nhiên, khởi nghiệp không phải con đường trải đầy hoa hồng, vì sao trong hàng chục nghìn start up đang đua nhau nở hiện nay, nhưng số lượng thành công chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Startup Việt: Trăm hoa đua, vài hoa nở
Vào năm 2017, gần 127.000 công ty khởi nghiệp, Việt Nam trở thành quốc gia có mật độ công ty khởi nghiệp cao hơn nhiều quốc gia khu vực Châu Á.
Nhưng theo thống kế của các nhà nghiên cứu thị trường, tỷ lệ startup thành công trên thế giới không quá 10%. Ở Việt Nam tuy vẫn chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng 10% vẫn là con số quá xa vời. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng Startup thất bại?
Nguyên nhân Startup Việt gặp khó khăn khi khởi nghiệp : Không chỉ có một!
1. Starup thiếu kinh nghiệm, kỹ năng khởi nghiệp
Số lượng startup ở Việt Nam khá nhiều, nhưng chủ yếu là giới trẻ có tinh thần khởi nghiệp ngay khi mới ra trường. Thậm chí, không ít trường hợp startup còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Điều này lý giải vì sao chất lượng chưa tương xứng với số lượng.
Ngoài ra, việc thiếu kinh nghiệm khi các startup trẻ gặp rất nhiều khó khăn khi khởi nghiệp. Bởi thực tế, những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy khi sống và học tập khá xa vời thực tế kinh tế ở thị trường Việt Nam.
2. Cạnh tranh gay gắt nguồn vốn tài trợ
Điều dễ hiểu, khi tài trợ cho một doanh nghiệp startup nhà đầu tư luôn cân nhắc cơ hội thành công của những doanh nghiệp này. Điều hợp lý cho nhà đầu tư, bởi họ cần đảm bảo đồng tiền của mình luôn sinh lời từ phía các startup. Đồng nghĩa sẽ ít cơ hội hơn cho doanh nghiệp khi họ không thể thu hút được lượng khách hàng sau một thời gian đầu tư.
3. Thiếu sáng tạo
Bất cứ một doanh nghiệp nào, sáng tạo là đều tiên quyết giúp công ty tồn tại. Nếu sáng tạo trong startup không cao sẽ rất khó thuyết phục các nhà đầu tư rót vốn. Trong khi đó, vốn là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định thành công cho startup.
4. Thiếu kĩ năng tính toán chi phí hợp lý
Vì khả năng tiếp cận vốn cũng hạn chế, trong khi thành lập doanh nghiệp phải bỏ rất nhiều chi phí như văn phòng, các trang thiết bị, nhân lực, nguyên liệu, các khoản chi phí khác…
Nếu các startup không linh hoạt, thông minh, tính toán hợp lý những khoản chi phí bỏ ra, cái nào hợp lý thì nên sử dụng. Vì vốn là điều quan trọng tiên quyết của doanh nghiệp, đừng để mất di một khoản tiền không đáng.
5. Sử dụng ngân sách và chi phí không hợp lý
Hầu như, doanh nghiệp mới bắt đầu khởi nghiệp đều có số vốn hạn chế, trong khi chi phí bỏ ra tỉ lệ nghịch.
Nhiều công ty không suy nghĩ về ngân sách, đã bỏ ra một chi phí khá lớn khi thuê văn phòng truyền thống, thành lập doanh nghiệp. Không chỉ về mặt bằng mà còn các trang thiết bị làm việc phải setup một văn phòng chuyên nghiệp.
Cần sự đồng hành để tháo gỡ khó khăn khởi nghiệp cho các Startup
Doanh nghiệp khởi nghiệp được nhìn nhận như một yếu tố tích cực tác động đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Nhìn vào thực trạng hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay tại Việt Nam, có thể thấy doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn.
Thấu hiểu những thách thức đó, nhà nước đang cần có nhiều chính sách định hướng khởi nghiệp cho giới startup Việt đang được xây dựng. Nhiều chương trình làm cầu nối giữa cộng đồng startup và các bạn trẻ có khát vọng khởi nghiệp với giới đầu tư trên thị trường.
Hơn thế, để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, hiện nay loại hình văn phòng ảo – xu hướng hiện đại mới ra đời. Giúp công ty không những đăng kí địa chỉ kinh doanh tại vị trí “đắc địa” mà còn nhiều tiện ích tuyệt vời, thông minh khác.
Ngoài ra, hiện nay những bạn sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng đã chuẩn bị cho hành trình khởi nghiệp của mình chứ không phải đợi ra trường như trước nữa. Replus chia sẻ thêm Những lời khuyên và ý tưởng khởi nghiệp sinh viên để bạn đọc cùng tham khảo.
Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Replus.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và cho thuê văn phòng. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.