Cổ phần là gì? Tổng hợp các loại cổ phần tại Việt Nam

Ngày nay, công ty cổ phần được xem là loại hình doanh phổ biến tại Việt Nam. Trong đó, phần vốn được các thành viên góp vốn được thể hiện đối với quyền sở hữu của chủ sở hữu công ty. Đây là loại hình doanh nghiệp duy nhất quy định đặc thù về cổ phần, mệnh giá, các loại khác nhau, cổ phiếu quỹ. Về cơ cấu và giá trị công ty cổ phần lại là một vấn đề phức tạp.

Do đó, nếu bạn đang có ý định thành lập công ty cổ phần thì cần phải nắm rõ cổ phần là gì, các loại cổ phần phổ biến,… được tổng hợp trong bài viết này.

Cổ phần là gì
Cổ phần là gì

Cổ phần là gì?

Cổ phần là môt loại tài sản, phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần. Trong đó, vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau thì được gọi là cổ phần. Còn người sở hữu cổ phần thì được gọi là cổ đông, nó có thể cá nhân hoặc tổ chức.

Mỗi cổ động sẽ chịu trách nghiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp vào công ty. Việc sở hữu vốn cổ phẩn của cổ đông trong công ty sẽ làm phát sinh các quyền của cổ đông theo đúng quy định của pháp luật.

Các loại cổ phần trong công ty cổ phần Việt Nam

Theo Luật Doanh Nghiệp 2014, công ty cổ phần bao gồm cổ phần phổ thôngcổ phần ưu đãi cùng loại đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Đối với cổ phần ưu đãi sẽ gồm các loại sau:

  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết
  • Cổ phần ưu đãi cổ tức
  • Cổ phần ưu đãi hoàn lại
  • Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.

Cổ phần phổ thông là gì?

Theo Điều 79, 80 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Cổ phần phổ thông là cổ phần bắt buộc phải có loại hình công ty cổ phần. Đối với người sở hữu cổ phần phổ thông sẽ được gọi là cổ đông phổ thông. Đây là người sở hữu cổ phần nên có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến công ty.

Ngoài ra, theo Luật Doanh nghiệp còn quy định một số hạn chế về quyền của cổ đông đối với cổ phần phổ thông trong thời hạn 3 năm (kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đã đăng ký doanh nghiệp).

Cổ phần phổ thông

Một số quyền và lợi ích của cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông (Tại Điều 114 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

  • Được tham dự và đưa ra ý kiến trong các Đại hội cổ đông và thực hiện biểu quyết trực tiệp hoặc thông qua các đại diện theo ủy quyền do pháp luật quy định. Lưu ý, mỗi cổ phần phổ thông chỉ có một phiếu biểu quyết.
  • Nhận cổ tức tưởng ứng với mức theo quy định của Đại hội cổ đông.
  • Được ưu tiên mua cổ phần khi được chào bán tương ứng với mức cổ phần phổ thông của từng cổ đông.
  • Được tự do chuyển nhượng cho người khác tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126.
  • Được tra cứu, trích lục thông tin danh sách cổ đông được biểu quyết. Trường hợp, bị sai được phép yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác ấy.
  • Xem xét, tra cứu hoặc sao chụp các Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội và nghị Quyết của Đại hội cổ đông.
  • Trường hợp, công ty giải thể hoặc phá sản cổ phẩn cổ đông sẽ được nhận một phần tài sản tương ứng với tỷ lệ đã sở hữu cổ phần tại công ty.

Cổ phẩn ưu đãi

Người sở hữu cổ phần ưu đãi là cổ đông ưu đãi. Theo Luật doanh nghiệp 2014, cho phép Công ty cổ phần phát hành bốn loại cổ phần ưu đãi sau:

Cổ phần ưu đãi biểu quyết:

Cổ phần ưa đãi biểu quyết là cổ phần có số biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số biểu quyết của một cổ phần ưu đãi được quy định do điều lệ công ty.

Tại Khoản 1, khoản 2 Điều 116 của Luật Doanh Nghiệp, cổ phần ưu đãi biểu quyết có những quyền và nghĩa vụ sau:

  • Cổ đông sáng lập ở cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có hiệu lực 3 năm kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký.
  • Đối với sau thời gian đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập được chuyển thành cổ phần cổ đông.
  • Cổ đông ưu đãi biểu quyết có nắm giữ các quyền cụ thể như:
  • Được biểu quyết về các vấn đề trong Đại hội cổ đông với số phiếu được Điều lệ công ty quy định
  • Được hưởng các quyền khác tương tự như cổ đông phổ thông (ngoại trừ chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết đó cho người khác).

Cổ phần ưu đãi cổ tức:

Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Tại Điều 117 Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định, cổ phần ưu đãi cổ tức có thể thanh toán ngay khi công ty không có lại hoặc không đáp ứng được các điều kiện áp dụng cho việc phân chia cổ tức của cổ phần phổ thông.

Ngoài ra, cổ đông ưu đãi cổ tức còn nhận được các quyền sau đây:

  • Nhận được mức cổ tức và mức ưu đãi cao. Đồng thời, nhận được phần tài sản tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty sau khi thanh toán các khoản nợ, công ty giải thể hoặc phá sản.
  • Ngoài ra, hưởng các quyền tương ứng với cổ đông phổ thông. Ngoại trừ, biểu quyết, dự họp Đại hội cổ đông và đề cử người vào Hội đồng quản trị.

Cổ phần ưu đãi hoàn lại

Cổ phần ưu đãi hoàn lại được hiểu là công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu theo quy định tại Điều 118, Khoản 1.

Cũng theo Điều 118 của Luật Doanh Nghiệp 2014, quy định quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi như sau:

Được hoàn lại vốn theo yêu cầu cầu công ty. Ngoài ra, các quyền khác cũng tương tự như cổ đông phổ thông, trừ biểu quyết, dự họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.

Tại Luật Doanh Nghiệp năm 2014 cho phép các loại cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định. Do đó, nếu công ty muốn phát hành cổ phần ưu đãi cụ thể chưa được quy định rõ ràng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về loại hình công ty cổ phần và các thành phần có trong công ty. Hi vọng, thông tin trên sẽ giúp bạn biết thêm các thông tin pháp lý luật liên quan khi doanh nghiệp có yêu cầu thực hiện.

Cổ tức là gì?

Cổ phần là gì? Tổng hợp các loại cổ phần tại Việt Nam 1

Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của công ty. Cổ tức được quyết định và quản lý bởi ban giám đốc của công ty, và phải được chấp thuận thông qua quyền biểu quyết của họ. Cổ tức có thể được trả bằng tiền hoặc cổ phiếu.

Các loại cổ tức hiện hành

Cổ tức được chia làm 2 loại:

  • Cổ tức ổn định: là khoản lãi cố định tương ứng với bao nhiêu phần trăm lợi nhuận mà cổ đông nhận được.
  • Cổ tức thưởng: phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, doanh số, lợi nhuận,…

Các hình thức chi trả cổ tức hiện nay

Tùy vào mỗi tổ chức, quy định của mỗi công ty sẽ có hình thức trả cổ tức khác nhau, chủ yếu thông qua 3 hình thức: cổ tức bằng tiền, cổ tức bằng cổ phiếu (cổ phiếu thưởng), mua lại cổ phiếu…

1/ Trả cổ tức bằng tiền

Cổ tức bằng tiền là hình thức doanh nghiệp trả trực tiếp bằng tiền mặt vào tài khoản chứng khoán

Quy định tại Việt Nam dù cổ đông có thể sở hữu số cổ phần khác nhau nhưng tỷ lệ cổ tức phụ thuộc vào mệnh giá cổ phiếu của mỗi doanh nghiệp. Giá niêm yết theo quy định của pháp luật Việt Nam là 10,000 VNĐ.

Tiền cổ tức = Số lượng cổ phiếu x 10.000 VNĐ x Tỷ lệ trả cổ tức

(Tỷ lệ cổ tức: tỷ trọng của tổng lợi nhuận được phân phối dưới dạng cổ tức, phần còn lại được gọi là lợi nhuận giữ lại)

Ví dụ: tỷ lệ chi trả cổ tức của một doanh nghiệp X là 10%, có nghĩa là một cổ phiếu phát hành ngoài của thì khi công ty làm ra lợi nhuận 100 đồng thì công ty phải chi trả 10 đồng cổ tức. Còn 90 đồng còn lại sẽ được công ty đưa vào phần lợi nhuận chưa phân phối. Số tiền này sẽ phân bố cho các hoạt động kinh doanh khác của công ty hoặc xung vào các quỹ dự phòng.

2/ Cổ tức bằng cổ phiếu

Thay vì trả bằng tiền mặt, công ty sẽ phát trành thêm cổ phiếu cho cổ đông. Hình thức này giống như đầu tư xoay vòng vốn để tái đầu tư vào doanh nghiệp.

Đặc biệt, hình thức phát hành cổ tức bằng cổ phiếu này sẽ không làm thay đổi vốn chủ sở hữu và tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các cổ đông.

Các doanh nghiệp, công ty có thể chi trả cổ tức bằng cổ phiếu thông qua các nguồn: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ dự phòng doanh nghiệp, thặng dư vốn cổ phần.

3/ Mua lại cổ phiếu

Một dạng chi trả cổ tức khác là mua lại cổ phiếu. Khác với 2 hình thức trên, doanh nghiệp sẽ trả cho cổ tức cho các cổ đông bằng cách mua lại số cổ phiếu đang niêm yết trên thị trường của cô đông.

Hình thức chỉ trả này hiếm khi được sử dụng. Nếu có thì thường xảy ra khi thị trường có dấu hiệu bị suy thoái, giá cổ phiếu xuống dốc.

Bài viết cùng chủ đề

Top 14 dòng laptop dùng văn phòng tốt nhất 2024, hiệu năng cao

Công nghệ ngày càng phát triển, các dòng laptop văn phòng cũng ngày càng trở nên mỏng nhẹ và hiệu năng mạnh mẽ. Tuy nhiên, đứng trước hàng nghìn sản phẩm máy tính xách tay, việc chọn ra chiếc laptop phù hợp cho bạn vẫn còn là vấn đề khó...

Top 10 văn phòng luật sư Cần Thơ giỏi, uy tín và chất lượng nhất

Nhu cầu tìm văn phòng luật sư Cần Thơ của người dân ngày càng tăng cao trong những năm gần đây. Mọi người thường tìm đến luật sư để giải quyết các vấn đề pháp lý về hình sự, dân sự, hành chính, đất đai – thừa kế, doanh nghiệp,...

[Giải đáp] Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không?

Trong thời đại công nghệ số, bán hàng online đã trở thành một xu hướng phổ biến, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp mà nhiều người mới bắt đầu bán hàng online đặt ra là:...

Các ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh theo quy định mới nhất

Đăng ký kinh doanh là một bước quan trọng giúp đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp hợp pháp và được công nhận chính thức bởi nhà nước. Trong khi một số ngành nghề yêu cầu bắt buộc với quy định này thì cũng có nhiều hoạt động và dịch...

Hướng dẫn về thủ tục tại phòng đăng ký kinh doanh Thành phố Hồ Chí Minh

Việc thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh Thành phố Hồ Chí Minh là bước khởi đầu quan trọng cho doanh nghiệp, giúp hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh. Dưới đây là những thông tin cần thiết về Phòng Đăng ký...

Tầm quan trọng của cục thuế doanh nghiệp lớn trong quản lý thuế Việt Nam

Cục thuế doanh nghiệp lớn là một đơn vị then chốt trong hệ thống quản lý thuế của Việt Nam, được thành lập với nhiệm vụ đặc biệt là giám sát và quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn. Với vai trò quan trọng trong việc thu ngân...
Nội dung