Năm 2018, nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập hơn với nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy, những quy định, điều khoản về điều kiện kinh doanh cũng cần phải thay đổi bằng cách loại bỏ hay chỉnh sửa để phù hợp hơn với kinh tế hội nhập hiện đại.
Nổi bật nhất chính là quyết định thay đổi to lớn về việc cắt giảm 675 Điều kiện kinh doanh thuộc những lĩnh vực cho Bộ Công Thương quản lý, các Bộ ngành khác cũng đang có những rà soát và kế hoạch thay đổi sẽ được công bố trong thời gian tới. Là tin vui đánh đấu 1 năm 2018 bức phá dành cho các doanh nghiệp thành lập mới.
Tình hình chung của Bộ Công Thương
Phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Bộ Công Thương sáng 15/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá ngành Công Thương năm 2017 gặp một số khó khăn như xuất khẩu khó, vướng các dự án yếu kém…nhưng cũng đã đạt nhiều thành tích.
Đặc biệt, ngay buổi sáng tổ chức Hội nghị, tại hội trường, Thủ tướng đã ký quyết định về việc cắt giảm 675 điều kiện đầu tư kinh doanh trong tổng số hơn 1.200 điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương.
Đánh giá cao những nỗ lực và kết quả của ngành Công Thương, Thủ tướng chỉ rõ: Ngành Công Thương biết gạt bỏ những lợi ích cục bộ, vượt lên chính mình, đồng thời là Bộ tiên phong đi đầu trong việc cắt bỏ các thủ tục hành chính, mà việc đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh là một ví dụ.

Người đứng đầu Chính phủ nhắc lại thương vụ bán cổ phần Nhà nước tại Sabeco đạt được kết quả cao, và đánh giá đó là một trong những thương vụ lớn nhất cuối năm 2017. Thành công này cũng là một bài học để chống tham nhũng, không nghe tư vấn một chiều và là kinh nghiệm cho việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước khác.
a) Tình hình chung của lĩnh vực thương mại
Trong lĩnh vực thương mại, Thủ tướng nói: “Việt Nam đã có 29 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Ước gì chúng ta có khoảng 50 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD thì sẽ rất tuyệt vời”, ông nói.

Tại hội nghị, ông Đỗ Hà Nam, tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex, cho biết năm 2017 kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp này đạt trên 1 tỉ USD, xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu tới 90 nước, nhưng một phần do năng lực nội tại của các ngành cùng các chính sách còn bất cập, khiến doanh nghiệp phải đối mặt nhiều khó khăn. Doanh nghiệp ông đầu tư nhà máy cà phê hòa tan trị giá 6.000 tỷ đồng và kỳ vọng sẽ nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê.
b) Ngành nông nghiệp đang được trú trọng phát triển
“Tuy nhiên, việc Bộ Tài chính đang đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với cà phê hòa tan đóng gói khiến doanh nghiệp đang có cảm giác Bộ Tài chính tận thu hơn là nuôi dưỡng”, ông Nam nói.
Doanh nhân này còn cho rằng ngành nông nghiệp đang rất cần vốn vay để phát triển sản xuất, nâng cao giá trị để xuất khẩu. Nhưng hiện nay ngân hàng chỉ tập trung cho vay vào lĩnh vực bất động sản, trong khi cho nông nghiệp vay rất ít.
Vị này đề xuất Ngân hàng Nhà nước áp dụng định mức cho vay, chỉ tiêu vốn đối với các ngân hàng dành cho ngành nông nghiệp. Đề xuất ưu tiên và có những ưu đãi tạo nguồn vốn phát triển nông nghiệp.
c) Lĩnh vực da giày, túi xách có những ưu điểm tốt xong vẫn còn những hạn chế
Lĩnh vực da giày, túi xách cũng là ngành hàng xuất khẩu có thế mạnh, song theo ông Nguyễn Đức Thuấn – Chủ tịch Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam, trung bình mỗi lao động chỉ làm được 0,7 đôi giày/giờ, trong khi nước ngoài là 1,2 đôi/giờ.

Do đó, ông Thuấn cho rằng không những cần áp dụng trình độ quản lý cao, mà còn phải xây dựng hội đồng chuyên môn thống kê về năng suất lao động cho từng ngành để thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị.
d) Ngành công nghiệp ô tô dự đoán sẽ có những thay đổi lớn trong năm 2018
Cũng “kêu khó” với ngành công thương, ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Tập đoàn Hyundai Thành Công, đề xuất nhiều nội dung liên quan đến việc phát triển ngành công nghiệp ôtô.
Theo ông Đức, năm 2017, Việt Nam tiêu thụ 278.600 ôtô. Con số này giảm 9,3% so với 2016. Năm vừa qua có nhiều khó khăn với ngành công nghiệp ôtô mà nguyên nhân chủ yếu là tâm lý khách hàng chờ đợi giảm giá xe năm 2018, khi thuế nhập khẩu xe từ các nước ASEAN về 0%.

Ông Đức đề xuất Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính điều chỉnh một số mức thuế, phí với ngành ôtô. Ngoài ra cần miễn thuế tiêu thụ đặc biệt với phần giá trị sản xuất trong nước của ôtô.
Thuế nhập khẩu nguyên liệu cho các nhà sản xuất, đầu tư linh kiện tại Việt Nam cũng được đề xuất miễn. Khi tối ưu giá đầu vào, các nhà sản xuất sẽ làm tốt linh kiện, phụ tùng trong nước. Doanh nhân này cũng kiến nghị thu hút các doanh nghiệp lớn toàn cầu đầu tư dây chuyền sản xuất ôtô tại Việt Nam.
Cũng tại Nghị quyết 01 năm 2018, Chính phủ đã yêu cầu cải thiện căn bản, tạo chuyển biến mạnh mẽ các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa 50% các điều kiện kinh doanh hiện hành.
Tổng kết chung, thời gian nghiên cứu và rà soát lại các lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi của Bộ Công Thương, ông Trần Tuấn Anh đã phê duyệt phương án cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh tương đương 55,5% tổng số điều kiện kinh doanh do Bộ Công Thương quản lý.
Ngoài việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh do Bộ Công Thương quản lý thì những Bộ khác cũng đã có những điều chỉnh để phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường mới.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, theo thông tin nhận được đến ngày 22/12/2017, mới chỉ có 5 Bộ rà soát và đưa ra phương án cắt giảm, sửa đổi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bãi bỏ và sửa đổi một số điều kiện kinh doanh
Ngoài Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã lên kế hoạch cắt giảm, sửa đổi các điều kiện. Theo đó, trong tổng số 345 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, dự kiến đề xuất bãi bỏ, sửa đổi 118 điều kiện (gồm bãi bỏ 65 và sửa đổi 53 điều kiện), chiếm 34,2%.

Bộ Xây dựng đề xuất những thay đổi, điều chỉnh khả quan
Còn Bộ Xây dựng cũng đề xuất bãi bỏ 89 điều kiện (41,3%); đơn giản hóa 94 (43,7%); giữ nguyên 32 điều kiện (15%) tổng số 215 điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Bộ Thông tin và truyền thông chưa có phương án thay đổi cụ thể
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã thực hiện rà soát điều kiện kinh doanh, đề xuất cắt giảm, sửa đổi 51 điều kiện kinh doanh (đạt 16%), nhưng chưa có phương án sửa đổi cụ thể đối với các điều kiện kinh doanh sửa đổi.
Những Bộ ngành khác chưa có thông tin về việc điều chỉnh
Đối với 10 Bộ ngành khác (gồm: Tài chính, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động-Thương binh và xã hội, Công an, Quốc phòng, Tư pháp), Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa nhận được thông tin về việc rà soát, đề xuất cắt giảm, sửa đổi điều kiện kinh doanh thuộc trách nhiệm quản lý của các Bộ, ngành này.

Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Replus.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và cho thuê văn phòng. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.