Khởi nghiệp kinh doanh từ trước tới nay luôn là một chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của công chúng. Có người thành công, có kẻ thất bại, tay trắng. Nhưng chung quy, đa số những doanh nhân chân chính đều rút ra được những bài học kinh doanh đắt giá dành cho chính bản thân của họ.
Trong kinh doanh việc thành công hay thất bại đều có những nguyên nhân của nó, cũng giống như việc trồng cây nếu như chúng ta hiểu rõ về các đặc tính của cây, biết chăm đúng cách thì cây đó sẽ phát triển và cho ta trái ngọt, hoa thơm. Nếu chúng ta chăm sai cách thì kết quả sẽ là sự èo uột và còi cọc của cây.
>>> Tham khảo: 7 lý do khiến bạn khởi nghiệp thất bại
Việc thất bại, thua lỗ chung quy lại sẽ là một bài học kinh doanh đắt giá để hỗ trợ chúng ta sau này.
Từ những chia sẻ và phân tích của các chuyên gia về sai lầm của những doanh nghiệp thua lỗ thì dưới đây là một số những bài học kinh nghiệm được đúc rút dành cho các bạn.
Bài học kinh doanh số 1: Dành thời gian tìm hiểu và nắm rõ về khách hàng
Trước khi bắt đầu công việc kinh doanh hãy dành thời gian để tìm hiểu thật lỹ về đối tượng khách hàng và thị trường cạnh tranh trước khi phát triển sản phẩm. Đừng quá cứng nhắc trong suy nghĩ của bản thân mình, nó chỉ là yếu tố chủ quan cá nhân.
“Hãy nói chuyện với những khách hàng tiềm năng của bạn trước khi bạn làm bất cứ điều gì khác. Bài học lớn nhất, theo tôi, là đừng để bị ám ảnh về việc bảo vệ ‘ý tưởng của tôi’. Chúng tôi đã làm rất nhiều thứ một cách bí mật và điều đó thật sự rất ngu ngốc. Nếu bạn cứ thích giữ bí mật thì khi bạn tung ra sản phẩm, sẽ chẳng có người dùng nào chờ đón cả. Lời khuyên chính ở đây là: Hãy ra ngoài và nói chuyện với mọi người” – Robert Tregaskes (Người đồng sáng lập dự án Shenergle)
Bài học kinh doanh số 2: Thiết lâp chi tiêu chặt chẽ và hợp lý
“Chúng tôi mắc sai lầm khi không chi tiêu đúng mức cho việc thiết kế các tài liệu giới thiệu sản phẩm, công cụ marketing và dịch vụ tư vấn, vốn rất cần thiết để tạo ra doanh số bán hàng. Chuyện này nghe rất hiển nhiên, nhưng rất nhiều người mới khởi nghiệp lần đầu vẫn mắc lỗi này.
Nếu Website là công cụ marketing chính của bạn, hãy chịu khó chi tiền cho việc tiếp thị nội dung (content marketing) và tài liệu bán hàng (sales deck). Nếu muốn tiếp cận theo các kênh offline, bạn nên chi tiền cho việc phát triển các brochure giới thiệu sản phẩm cho hoàn chỉnh.” – Pardeep Goyal (Startup người Ấn Độ).
Những chia sẻ của Goyal là những kinh nghiệm thực tế của rất nhiều các doanh nghiệp từng thất bại. Tiền bạc là một vấn đề rất nhạy cảm và cực kỳ quan trọng, nó là yếu tó duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và chỉ cần chúng ta lỡ đãng trong việc quản lý chúng thì hậu quả mà chúng ta gánh sẽ vô cùng to lớn.
Bài học số 3: Học tập thật kỹ các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng xã hội
Việc học tập chưa bao giờ là đủ cho mỗi người trong mọi vấn đề từ công việc đến đời sống. Không ngừng học hỏi không ngừng tìm hiểu là một trong những điều góp phần tạo nên sự thành công cho những nhà lãnh đạo tài ba.
Bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực marketing hay kế toán,… nhưng khi bạn tìm hiểu và học hỏi thêm về các lĩnh vực này thì sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý và phân công công việc cho mọi người.
Ngoài việc học tập về các kỹ năng chuyên môn thì việc học tập từ những đối thủ, từ các doanh nghiệp lớn và nhữnng thị trường quốc tế cũng góp phần hỗ trợ tích cực cho việc phát triển việc kinh doanh của doanh nghiệp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thời điểm khởi nghiệp thành công
Bài học số 4: Đừng lấy tiền bạc làm mục tiêu cuối cùng
Chọn sai mục tiêu cho việc kinh doanh cũng là những nguyên nhân dẫn tới những thất bại của các doanh nghiệp. Khi chúng ta quá coi trọng lợi nhuận trước mắt mà chúng ta đánh đổi những giá trị cốt lõi trong kinh doanh, kinh doanh là tính nước lâu dài và bền vững chứ không phải nhất thời rồi sụp đổ.
“Hãy nhớ rằng công ty của bạn có mục tiêu là giải quyết được các vấn đề của khách hàng, và tiền bạc là công cụ để duy trì việc thực hiện mục tiêu đó.
Nếu chỉ tập trung vào tiền bạc, bạn sẽ trở nên thiển cận. Bạn có thể kiếm ra tiền trong thời gian ngắn hạn, nhưng về dài hạn bạn sẽ thua cuộc. Hãy dồn lực tập trung vào việc giải quyết các vấn đề của khách hàng và khiến cho họ cảm thấy hài lòng, rồi tiền bạc sẽ tự động đến với bạn.” – Pardeep Goyal.
Đây là những bài học kinh doanh từ nhiều thất bài đắt giá của những người thành công. Tham khảo và rút ra cho mình một phương hướng kinh doanh đúng đắn. Đừng sợ thất bại vì mỗi lần vấp ngã sẽ là kinh nghiệm quý báu, tạo tiền đề cho thành công sau này.
Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Replus.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và cho thuê văn phòng. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.