Ngày nay, cụm từ “văn phòng ảo” đã dần phổ biến và thân thuộc với nhiều doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam. Bởi những lợi ích tuyệt vời của văn phòng ảo mang lại như: tiết kiệm tối đa chi phí thuê văn phòng (giá chưa tới 1/10 so với văn phòng truyền thống), vị trí đắc địa ở những nơi trung tâm thành phố và hơn nữa còn có cả 1 bảng 25 tính năng tiện ích đi kèm với sử dụng hiệu quả văn phòng ảo giúp doanh nghiệp bạn trở nên chuyên nghiệp, làm việc hiệu quả, tiếp cận lượng khách hàng lớn nhanh chóng, tối ưu hoá bộ máy điều hành thành công.
Nhưng không phải đối tượng sử dụng hay lĩnh vực kinh doanh nào cũng phù hợp với dịch vụ văn phòng ảo. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin sử dụng hiệu quả văn phòng ảo về đối tượng cũng như lĩnh vực kinh doanh phù hợp với mô hình văn phòng ảo.
Dịch vụ văn phòng ảo hiện đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn
- Từ các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, các hộ kinh doanh gia đình có số lượng nhân viên ít đến các công ty lớn cần văn phòng đại diện.
- Các cá nhân, công nhân viên chức, các chuyên viên tư vấn, các nhóm dự án freelancer hay trực thuộc công ty đang làm việc hoặc muốn thành lập công ty mới.
- Giám đốc các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn mở rộng chi nhánh hoặc có thêm văn phòng đại diện ngay tại trung tâm thành phố.
- Đặc biệt, rất thích hợp cho các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam mở rộng thị trường hoặc đang trong thời gian thăm dò.
Nhưng cụ thể hơn, có rất nhiều ngành nghề đa dạng thuộc lĩnh vực khác nhau vẫn đang sử dụng dịch vụ văn phòng ảo để tận dụng những lợi ích do văn phòng ảo đem lại, nhằm tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, uy tín thương hiệu.
Sử dụng hiệu quả văn phòng ảo phù hợp với những lĩnh vực kinh doanh nào?

1. Lĩnh vực an ninh quốc phòng
Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị, Sản xuất con dấu. Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng cho quân sự, công an, linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng. Đây là ngành nghề có đòi kiện, liên quan đến an ninh quốc phòng quốc gia, khi buôn bán, sử dụng phải được cấp phép từ chính phủ.
2. Tư pháp
Đây là lĩnh vực đầy thử thách và rất thú vị. Ở lĩnh vực này bao gồm các ngành nghề như sau: Luật sư, công chứng, đấu giá tài sản, tư pháp hình sự, hành chính tư pháp…
3. Tài chính
Kế toán, kiểm toán, dịch vụ làm thủ tục hải quan, ngân hàng đầu tư, tài chính doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, ngân hàng bán lẻ, quản lý đầu tư,… Các ngành nghề này đòi hỏi doanh nghiệp phải có văn phòng uy tín, hợp pháp và đáng tin cậy.
4. Công Thương
Logistic, hoạt động giám định thương mại, hoạt động thương mại điện tử, hoạt động Sở giao dịch hàng hóa, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương, Nhượng quyền thương mại,…
Lĩnh vực công thương bao gồm một số ngành nghề kinh tế đặc biệt, có nhiều tác động đến đời sống kinh tế của người dân, đôi khi còn tác động lên cả vấn đề an ninh xã hội. Vì vậy, nhiều ngành nghề đặc thù sẽ có sự kiểm soát chặt chẽ nhằm tạo ra môi trường kinh doanh bền vững và an toàn.
>> Xem thêm: văn phòng ảo Hà Nội
5. Lao động, Thương Binh và Xã hội
Hoạt động giáo dục nghề nghiệp, liên kết đào tạo với nước ngoài, hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, kinh doanh hoạt động cho thuê lao động…
6. Thông tin và Truyền thông
Kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số, kinh doanh sản phẩm dịch vụ an toàn thông tin mạng, kinh doanh dịch vụ mạng xã hội…
7. Giao thông vận tải:
Kinh doanh dịch vụ đảm bảo hàng hải, kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức bao gồm 5 loại hình gia th
8. Xây dựng:
Kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ giám sát công trình, kinh doanh dịch vụ thiết kế, thi công công trình…
9. Giáo dục và Đào tạo:
Dịch vụ tư vấn du học, Hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài…
10. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, kinh doanh dịch vụ thử nghiệm, khảo nghiệm chế phẩm sinh học…
11. Khoa học và Công nghệ:
Kinh doanh dịch vụ đại diện quyền sở hữu trí tuệ, Kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, Kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường…
12. Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Kinh doanh dịch vụ giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng Kinh doanh dịch vụ lữ hành…
13. Tài nguyên và Môi trường:
Kinh doanh dịch vụ điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch, đề án, báo cáo tài nguyên nước, Kinh doanh dịch vụ về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Kinh doanh dịch vụ xác định giá đất…
14. Ngân hàng:
Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng…
Bạn đã tìm được ngành nghề phù hợp và đang mong muốn tìm hiểu chi tiết hơn về dịch vụ văn phòng ảo chuyên nghiệp. Hãy liên hệ ngay thông tin với REPLUS bên dưới. Chúng tôi rất hân hạnh được sát cánh cùng bạn trên con đường thành công.
>>> Tham khảo thêm: cho thuê văn phòng ảo quận 1

Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Replus.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và cho thuê văn phòng. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.