Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh hứa hẹn, nhiều cơ hội lớn cho các nhà đầu tư. Nhượng quyền thương hiệu ngày nay được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, từ thực phẩm đến bán lẻ đến dịch vụ. Bất kỳ ngành nào có tài sản sở hữu trí tuệ và hệ thống kinh doanh hiệu quả đều có thể được nhượng quyền. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nhà startup vẫn chưa quyết định kinh doanh nhượng quyền gì bây giờ? 

Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì? Mô hình nhượng quyền cùng như những lưu ý trong hoạt động nhượng quyền giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền. Hãy cùng Replus tìm hiểu về mô hình kinh doanh hấp dẫn này nhé!

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu hay còn được gọi với cái tên “Franchise” là một chiến lược phát triển hỗn hợp bao gồm các hoạt động Marketing, phân phối và kinh doanh bán hàng. Trong đó, tổ chức sở hữu thương hiệu (bên nhượng quyền) cấp cho cá nhân hoặc công ty (bên nhận nhượng quyền) quyền kinh doanh, sử dụng tên thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ để kinh doanh, được giới hạn trong một khoảng thời gian dựa trên tài sản trí tuệ.

Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Mục tiêu của nhượng quyền thương hiệu đặt ra để giúp phát triển nhận diện thương hiệu và gia tăng về tài chính giữa hai bên liên quan. Ngoài ra giữa doanh nghiệp nhượng quyền và doanh nghiệp được nhượng quyền sẽ có những ràng buộc nhất định có thể đó là một khoản phí, phần trăm doanh thu lợi nhuận hay lợi nhuận của cửa hàng.

Mô hình nhượng quyền thương hiệu

1. Nhượng quyền kinh doanh toàn diện

Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện (full business format franchise) là mô hình nhượng quyền có cấu trúc chặt chẽ và toàn diện nhất so với bất kỳ mô hình nhượng quyền nào, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên.

Theo hình thức này, bên nhượng quyền sẽ thiết lập và cung cấp một kế hoạch và quy trình thực hiện chi tiết cho tất cả các hoạt động, đào tạo, bàn giao và hỗ trợ liên tục nhằm mục đích kiểm soát chất lượng.

Bên nhận nhượng quyền sẽ được sử dụng tên thương hiệu, toàn bộ hệ thống vận hành, bí quyết sản xuất kinh doanh, quyền quản lý sản phẩm dịch vụ. Bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên nhận nhượng nhượng quyền một bảng kế hoạch chi tiết về thủ tục và các khía cạnh của doanh nghiệp nhượng quyền. Cung cấp và hỗ trợ hệ thống quản lý, đào tạo từ giai đoạn đầu cũng như về sau.

Nhượng quyền kinh doanh toàn diện là hình thức nhượng quyền phổ biến số 1 trong tất cả các hình thức nhượng quyền bao gồm cửa hàng thức ăn nhanh, quán cà phê, quán trà sữa, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, khu thể thao và nhiều lĩnh vực khác…

Các mô hình nhượng quyền kinh doanh nổi tiếng
Các mô hình nhượng quyền kinh doanh nổi tiếng

2. Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện

Mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise) có thể hiểu ngắn gọn là bên nhượng quyền chỉ chuyển một số hoạt động kinh doanh như nhượng quyền sản phẩm, nhượng quyền công thức và tiếp thị, đồng thời trao quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu.

Trong mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện này, bên nhượng quyền thường không cố gắng kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của bên nhận nhượng quyền và doanh thu của bên nhượng quyền chủ yếu đến từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ.
Bên nhận nhượng quyền thường có ý định nhanh chóng mở rộng mạng lưới phân phối nhằm gia tăng độ phủ thị trường, doanh thu và dẫn đầu trước đối thủ. Các công ty sử dụng mô hình này thường là những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường và có một lượng người hâm mộ.
Ví dụ: Disney cho phép các thương hiệu quần áo và đồ chơi sử dụng hình ảnh thương hiệu của mình.

Disney Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện
Disney Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện

Ở Việt Nam điển hình chúng ta có thể thấy Trung Nguyên coffee sử dụng nhượng quyền phân phối sản phẩm ra thị trường. Tóm lại, nhượng quyền kinh doanh không toàn diện được các doanh nghiệp muốn mở rộng phân phối để gia tăng sự cạnh tranh với đối thủ. Mô hình nhượng quyền này không chuyển các hoạt động chính cho doanh nghiệp khác. Vì thế, doanh nghiệp nhượng quyền không quản lý nhiều các hoạt động bên nhận nhượng quyền mà chỉ quan tâm đến doanh thu sản phẩm, dịch vụ.

3. Nhượng quyền có tham gia quản lý

Mô hình nhượng quyền tham gia quản lý (hay còn gọi management franchise). Mô hình nhượng quyền này đòi hỏi người quản lý phải có kinh nghiệm và trách nhiệm quản lý nhiều hơn là kinh nghiệm trong lĩnh vực. 

Về bản chất, bên nhượng quyền sẽ cung cấp người quản lý doanh nghiệp cho bên nhận nhượng quyền. Người quản lý chỉ đảm nhận nhiệm vụ giám sát hoạt động của doanh nghiệp một cách toàn diện chứ không trực tiếp tham gia các hoạt động mỗi ngày của doanh nghiệp.

Mô hình nhượng quyền này phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm là dịch vụ. Có yêu cầu về chất lượng nguồn lực. Ví dụ như: Khách sạn, spa,…

4. Nhượng quyền tham gia đầu tư vốn

Mô hình nhượng quyền tham gia đầu tư vốn (hay còn gọi là Equity franchise). Mô hình này chiếm tỷ lệ nhỏ với dạng đầu tư liên doanh. Bên nhượng quyền trực tiếp tham gia vào điều hành các hoạt động của doanh nghiệp. Cho dù số vốn góp thấp.

Trường hợp dự án có quy mô lớn, cần vốn đầu tư lớn như dự án bất động sản, khu công nghiệp, khách sạn, nhà hàng lớn. Bên nhận quyền đầu tư, sẽ tham gia góp vốn và sẽ là một phần của đội ngũ quản lý để vận hành doanh nghiệp và tạo ra lợi nhuận từ khoản đầu tư ban đầu của họ, sau đó thu hồi vốn và tăng tỷ lệ đầu tư.

>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ văn phòng ảo chỉ 19k/ngày, tiết kiệm đến 90% chi phí

Lợi ích của việc nhượng quyền thương hiệu

1. Tận dụng được nguồn lực tài chính bên ngoài

Người kinh doanh quan tâm nhất là nguồn tài chính khi muốn mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình. Vì vậy, nhượng quyền thương hiệu giúp cho bạn giải quyết được vấn đề về nguồn vốn, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, giảm chi phí cho doanh nghiệp khi muốn thâm nhập vào thị trường mới. 

Nhiều công ty có tiềm năng, quy trình, con người và thương hiệu nhưng lại thiếu vốn để phát triển mặt bằng mới. Bên nhượng quyền sẽ cung cấp phí nhượng quyền cố định và phí không đổi để giúp bên nhượng quyền xây dựng quỹ tiền mặt, điều này sẽ giúp bên nhượng quyền tự tin và mạnh mẽ trong việc phát triển kinh doanh/thương hiệu.

Tận dụng nguồn lực từ bên ngoài với mô hình nhượng quyền thương hiệu
Tận dụng nguồn lực từ bên ngoài với mô hình nhượng quyền thương hiệu

2. Mở rộng quy mô kinh doanh

Doanh nghiệp nhờ mô hình nhượng quyền mà có thể nhanh chóng mở rộng quy mô của doanh nghiệp mình. 

Các doanh nghiệp, cửa hàng nhượng quyền sẽ nhanh chóng xuất hiện ở các địa điểm khác nhau với tốc độ chóng mặt và độ bao phủ thị trường cao. Nhượng quyền sẽ mở rộng địa điểm và nhân rộng hệ thống kinh doanh, hệ thống phân phối và đồng bộ hóa mọi hoạt động.

3. Đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu 

Lợi ích quan trọng nhất của chiến lược nhượng quyền thương hiệu là giúp thương hiệu lan tỏa và nhanh chóng tăng độ nhận diện thông qua việc liên tục xuất hiện các vị trí chứa bộ nhận diện thương hiệu.

Mô hình nhượng quyền sẽ giúp bên nhượng quyền có lợi thế về quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Các chuỗi cửa hàng nhượng quyền sẽ đồng loạt quảng cáo đưa ra một hiệu ứng cho người tiêu dùng “Đi đâu cũng thấy”. Giúp hình ảnh của doanh nghiệp khắc sâu vào trong tâm trí của người tiêu dùng nhưng doanh nghiệp lại tối ưu được 

4. Định vị thương hiệu có sẵn

Doanh nghiệp muốn nhượng quyền thường phải có một vị thế tương đối vững chắc trên thị trường. Nên việc nhận nhượng quyền thương hiệu từ các doanh nghiệp sẽ rất thuận lợi. Doanh nghiệp nhận nhượng quyền sẽ không cần tốn thời gian và công sức để định vị thương hiệu trên thị trường. 

Định vị thương hiệu có sẵn
Định vị thương hiệu có sẵn

Lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu

1. Nghiên cứu thị trường

Doanh nghiệp cần lưu ý khi muốn mở doanh nghiệp nên nghiên cứu, đào sâu tiềm năng thị trường rõ ràng. Các yếu tố cần xem xét khi thực hiện nghiên cứu thị trường bao gồm:

  • Thương hiệu nhượng quyền có thật sự tốt trên thị trường?

  • Sản phẩm hoặc dịch vụ được nhượng quyền có thực sự tốt không?

  • Nếu việc trở thành người nhận nhượng quyền của sản phẩm/dịch vụ này thực sự giúp doanh nghiệp của bạn phát triển?

  • Sản phẩm/dịch vụ phát triển tại tỉnh/thành phố đó có thực sự tốt?

Và còn rất nhiều yếu tố khác mà bên nhượng quyền cũng như bên nhận nhượng quyền cần xem xét một cách kỹ lưỡng.

2. Hợp đồng pháp lý

Việc đưa ra quyết định nhượng quyền hay nhận nhượng quyền cần có hợp đồng rõ ràng giữa các bên với nhau. Để tránh những rủi ro mất tiền trong quá trình nhượng quyền cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về nhượng quyền thương hiệu và đọc kỹ các điều khoản có trong hợp đồng. Đảm bảo thương hiệu đã được đăng ký đầy đủ và các hoạt động trong phạm vi được phép của pháp luật.

Việt nhượng quyền thương hiệu cần có hợp đồng pháp lý rõ ràng
Việt nhượng quyền thương hiệu cần có hợp đồng pháp lý rõ ràng

3. Chi phí phát sinh

Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp nhượng quyền thường có các khoản chi phí phát sinh. Ngoài chi phí nhượng quyền, setup mặt bằng, thiết bị,… Chúng ta còn có chi phí hao tốn tài sản, sơn sửa,… Khi đó doanh nghiệp cần đảm bảo doanh thu và chi phí phát sinh để cân bằng được tài chính.

4. Tính đồng nhất và không được quyền tự do sáng tạo

Các chuỗi cửa hàng đều có sự đồng nhất về bố cục, cách sắp xếp thiết bị, nội thất,…Nếu khách hàng cảm thấy sự khác biệt về một đặc điểm nào đó, có khả năng họ sẽ xem đây là một lời nói dối và không có ý định quay lại. Sự sáng tạo thêm với một cửa hàng nhượng quyền sẽ đi kèm với vi phạm các điều khoản trong hợp đồng và hơn thế nữa.

5. Cạnh tranh chung chuỗi cửa hàng

Các thương hiệu nhượng quyền chung một chuỗi nhượng quyền không thể tránh khỏi việc cạnh tranh với nhau. Điều này cũng khiến các nhà nhượng quyền rất đau đầu. 

Nhượng quyền thương hiệu – mô hình văn phòng chia sẻ 0 đồng

Nhượng quyền thương hiệu vài năm trở lại đây trở nên mới mẻ và thu hút nhiều doanh nghiệp tìm hiểu, nghiên cứu. Những thành công của các thương hiệu nhượng quyền có thể nói đây là mô hình không thể bỏ qua với nhiều doanh nghiệp muốn phát triển một cách nhanh chóng.  

Replus nhượng quyền thương hiệu
Replus nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu trong những năm gần đây trở nên mới mẻ và thu hút nhiều công ty tìm hiểu và nghiên cứu. Sự thành công của các thương hiệu nhượng quyền có thể được xem là mô hình không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp muốn phát triển nhanh chóng.
Theo Hiệp hội Nhượng quyền Quốc tế (IFA), có khoảng 120 ngành hoạt động trong lĩnh vực nhượng quyền, mô hình này dự kiến ​​sẽ ngày càng phát triển, IFA ước tính có hơn 26.000 điểm nhượng quyền sẽ được bổ sung vào năm 2021, giúp lấp đầy khoảng trống vào năm 2020 đầy biến động đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực văn phòng cho thuê nói riêng.
Hiểu được những điều đó, Dịch vụ văn phòng ảo Replus đã cho ra đời phương thức nhượng quyền – mô hình văn phòng chia sẻ 0 đồng. Khi kinh doanh theo mô hình nhượng quyền, người chuyển nhượng phải trả một khoản phí không nhỏ. Tuy nhiên, với Replus, bạn sẽ không phải mất bất kỳ khoản phí nào, chỉ cần thời gian hoàn vốn và sinh lời nhanh chóng.

Vậy qua bài viết này bạn đã hiểu tường tận nhượng quyền thương hiệu là gì rồi đấy. Nếu bạn đang tìm kiếm một thương hiệu nhượng quyền hay băn khoăn, thắc mắc về vấn đề này thì chần chừ gì nữa mà không liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0932 678 626 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất. 

Bài viết cùng chủ đề

Top 15 công ty thám tử Cần Thơ xuất sắc, điều tra từ A-Z

Công ty thám tử Cần Thơ luôn là lựa chọn hàng đầu cho những ai đang cần tìm giải pháp điều tra nhanh chóng, bảo mật và hiệu quả. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các văn phòng thám tử tư Cần Thơ, các dịch vụ điều tra...

TOP 10+ công ty thiết kế nội thất văn phòng đẹp, trọn gói

Việc lựa chọn một công ty thiết kế nội thất văn phòng chuyên nghiệp và hiện đại là bước quan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra không gian làm việc hiệu quả, thúc đẩy sự sáng tạo và tinh thần làm việc của nhân viên. Trên thị trường hiện nay,...

Top 12 văn phòng phẩm Cầu Giấy uy tín, giá rẻ bất ngờ

Trong bài viết này, Replus sẽ giới thiệu đến bạn Top 12 văn phòng phẩm Cầu Giấy giá rẻ bất ngờ, nơi bạn có thể tìm thấy những sản phẩm chất lượng mà không lo về giá. Với sự đa dạng và phong phú, văn phòng phẩm Cầu Giấy đáp...

Top 15+ công ty thám tử tại Đà Nẵng uy tín số 1 về điều tra

Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại ngày càng phức tạp, nhu cầu tìm kiếm thông tin và điều tra đã trở thành điều cần thiết đối với nhiều người. Bài viết này sẽ giới thiệu top 15+ công ty thám tử tại Đà Nẵng uy tín số 1 hiện...

Top 10 công ty thám tử Việt Nam chuyên nghiệp và nhanh chóng

Trong thế giới ngày càng phức tạp, nhu cầu tìm kiếm thông tin và sự thật trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn Top 10 công ty thám tử Việt Nam hàng đầu, nổi bật với dịch vụ chuyên nghiệp và...

Top 12+ công ty thám tử Hà Nội chuyên nghiệp, bảo mật nhất

Bạn đang có vấn đề cá nhân về điều tra, thu thập, xác nhận thông tin nhưng chưa biết phải làm thế nào. Giải pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất là tìm đến các văn phòng thám tử để sử dụng dịch vụ. Nếu điều này có hơi lạ...
Nội dung