Hiện nay các doanh nghiệp phá sản ngày càng nhiều. Vậy nguyên nhân là do đâu? 7 sai lầm khiến doanh nghiệp phá sản.
Liệu mục tiêu đạt được 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020 có thể đạt được không? Khi số lượng doanh nghiệp “chết lâm sàng” đang bám đuổi rất sát số lượng doanh nghiệp vừa “chào đời”!
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ trong quý I/2018, cả nước có 26.785 doanh nghiệp (DN) thành lập mới, nâng tổng số lên khoảng 575.800 DN đang hoạt động.
Nhưng cũng trong quý I vừa qua, số lượng doanh nghiệp phá sản và ngưng hoạt động lên tới con số 20.337 DN. Điều đó cho thấy, chất lượng các DN ở nước ta vẫn còn thấp và vẫn còn nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh doanh của mình.
7 sai lầm khiến doanh nghiệp phá sản ở nước ta:
1. Thiếu quan tâm đầu tư cho hệ thống và xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Do quy mô doanh nghiệp nhỏ, nhiều doanh nghiệp không chú trọng tuyển dụng nhân sự chuyên trách làm quản lý nhân sự; cũng như thiếu chú trọng chuẩn hóa quy trình, hệ thống quản trị nhân sự.
Do thiếu tính hệ thống, nên các công việc được xử lý nhiều khi theo cảm tính. Thiếu quan tâm đến xây dựng hệ thống quản trị nhân sự, thường kéo theo là sự phân cấp, phân quyền yếu, khó phát triển được đội ngũ cán bộ cấp trung giỏi, tỷ lệ nghỉ việc cao… Đặc biệt, các vấn đề thường phát sinh liên quan đến hợp đồng lao động, vi phạm sở hữu trí tuệ, mất bí quyết kinh doanh do nhân viên nghỉ việc…
Chủ doanh nghiệp là nên quan tâm ngay từ đầu ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm quản trị, và nên sử dụng chuyên gia để thiết kế ngay chính sách và các quy chế quản trị nhân sự để đảm bảo hệ thống vận hành rõ ràng, minh bạch, đúng pháp luật, thu hút và phát triển được nhân sự.
Thuê dịch vụ tư vấn quản lý ban đầu tưởng là đắt, nhưng lại rất hiệu quả. Giải pháp này cho phép doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận nhanh nhất với hệ thống quản lý chuẩn mực. Hệ thống càng minh bạch và bài bản, khả năng thu hút đối tác chiến lược càng cao.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thuê dịch vụ văn phòng của một số công ty dịch vụ, khi đó bạn sẽ tiết kiệm chi phí cho nhân sự của công ty mình với đội ngũ nhân viên lễ tân…
2. Chọn địa điểm đặt công ty không phù hợp
Một trong những nguyên nhân tưởng chừng đơn giản nhưng lại đóng vai trò quan trọng đó là trụ sở và nơi giao dịch của công ty. Một số công ty mặc dù có hoạt động kinh doanh rất hiệu quả và uy tín, tuy nhiên lại có một địa chỉ kinh doanh ở xa trung tâm thành phố hoặc trong hẻm vì không đủ ngân sách cho những vị đẹp. Do đó làm giảm lòng tin của khách hàng đối với công ty.
Để khắc phục khó khăn này, hiện nay có rất nhiều dịch vụ cho thuê văn phòng giá rẻ tại các khu vực trung tâm như Quận 1, Quận Bình Thạnh. Ngoài ra, các doanh nghiệp mới thành lập có thể sử dụng gói dịch vụ văn phòng ảo để tối ưu hóa chi phí.
Bạn sẽ được trải nghiệm mọi tiện ích từ địa chỉ đăng ký kinh doanh, phòng lễ tân tiếp khách, phòng họp theo giờ, đặt bảng tên tại công ty… mà chỉ với chi phí thấp hơn rất nhiều sơ với việc thuê hẳn một văn phòng cố định. Một số công ty cho thuê văn phòng uy tín và chất lượng tại Thành phố Hồ Chí Minh như: Replus, Regus, Esmart…
3. Mất quyền kiểm soát doanh nghiệp do không am hiểu quản trị công ty
Doanh nghiệp giai đoạn khởi nghiệp có nhu cầu tăng trưởng lớn, nhu cầu vốn đầu tư cao. Giải pháp huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp giai đoạn khởi nghiệp là tăng vốn và mở rộng chủ sở hữu. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp từ chối phát triển và tiếp nhận nhà đầu tư chiến lược bởi sợ mất quyền kiểm soát doanh nghiệp. Ngược lại, nhiều chủ doanh nghiệp tiếp nhận nhầm nhà đầu tư chiến lược nên nhanh chóng phải chuyển quyền kiểm soát doanh nghiệp, mất đi đứa con tinh thần của mình.
Giải pháp là chủ doanh nghiệp cần có tham vấn chuyên gia pháp lý, nhân sự và cần am hiểu về quản trị công ty. Có rất nhiều giải pháp có thể áp dụng. Trước hết là phải lựa chọn nhà đầu tư chiến lược đúng. Tiếp theo, có nhiều hình thức hợp đồng đầu tư cho phép thu hút thêm nhiều cổ đông góp vốn, cổ đông hưởng cổ tức ưu đãi, nhưng vẫn duy trì được quyền biểu quyết, quyền phủ quyết…
4. Quản trị nhân sự dựa trên kinh nghiệm và chủ quan cá nhân
Những năm đầu khởi nghiệp, chủ doanh nghiệp chú trọng nhiều đến công nghệ và thị trường. Trong giai đoạn này, chủ doanh nghiệp phải lo toan các công việc từ chiến lược đến sự vụ, kể cả hành chính, nhân sự, tài chính, kế toán… Thực tế này giúp chủ doanh nghiệp xử lý vấn đề nhanh, linh hoạt, chi phí thấp, phù hợp với cơ cấu tổ chức và đội ngũ nhân sự chưa được hoàn thiện.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy điểm yếu nhất của doanh nhân Việt Nam là năng lực quản trị nhân sự. Trong 5 năm đầu khởi sự doanh nghiệp, năng lực quản trị nhân sự của chủ doanh nghiệp được ví như là chiếc áo quá chật so với mục tiêu và tham vọng phát triển của bản thân chủ doanh nghiệp.
Rất nhiều vấn đề và thiệt hại phát sinh xuất phát từ năng lực quản trị nhân sự chưa đáp ứng yêu cầu của chủ doanh nghiệp. Nguy hại hơn, ít chủ doanh nghiệp nhận ra những hạn chế này và có hành động để tự học hỏi và thuê nhân sự, huy động sự tham gia của chuyên gia… Quá trình quản trị nhân sự dựa chủ yếu trên kinh nghiệm và chủ quan cá nhân.
5. Đánh giá sai lĩnh vực đầu tư
Sai lầm của các doanh nghiệp khi bước chân vào thị trường đó là không chịu nghiên cứu thị trường rõ ràng trước khi bắt đầu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đánh giá sai lĩnh vực mà họ đầu tư. Dẫn đến việc đi sai hướng và không đủ sức cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh lớn.
Do đó, bạn cần nghiên cứu kỹ, có cái nhìn bao quát cũng như chi tiết về thị trường, lĩnh vực mà bạn hướng tới, đầu tư, để có hướng đi đúng đắn, đem lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.
6. Hoạt động không có quy trình
Ngay đến việc đi trên đường, bạn cũng cần một đích đến và quá trình để đến được đích đến đó. Làm việc không có quy trình thì mọi thứ đều xáo trộn, mất nhiều thời gian khiến bạn khó đưa ra cách giải quyết các công việc.
Ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng gặp vấn đề này. Thử nghĩ với một nồi canh cải sẽ như thế nào nếu bạn cho rau vào nồi trước sau đó mới tới nước và thịt. Để có một quy trình hoạt động hiệu quả đạt đến mục tiêu, hãy học hỏi quy trình hoạt động của các doanh nghiệp thành công hoặc những đối thủ giỏi hơn bạn.
7. Chọn bạn đồng hành không phù hợp
Khi chọn người đồng hành bạn nên chọn theo yếu tố sau: coi công việc chung như đam mê, có trách nhiệm, là người có trình độ chuyên môn, nhưng quan trọng nhất vẫn là người đó phải có đạo đức, hãy tránh xa những người dối trá, tư lợi cá nhân hay những người có cái tôi quá cao. Họ sẽ chủ quan tâm đến ý kiến chủ quan của bản thân mà không quan tâm đến lợi ích chung hoặc quan điểm của người khác.
Chọn một người đồng hành tốt cũng là đầu tư cho chính tương lai của bạn. Đến với những đối tác uy tín, đáng tin cậy là điểm cộng cho bạn giảm rủi ro trong kinh doanh.
Biết được những sai lầm trên, liệu bạn đã có cho mình một hướng đi riêng hay những cách giải quyết đúng đắn hay chưa?
Có thể bạn sẽ quan tâm: Toàn cảnh bức tranh thành lập DN 4 tháng đầu năm 2018
Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Replus.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và cho thuê văn phòng. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.