Năm 2018, xu hướng khởi nghiệp nở rộ mạnh mẽ, nhằm đáp ứng lại mục tiêu đặt ra cho tới năm 2020 cả nước có 400.000 Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.
Trong năm 2017, Việt Nam đã trải qua 10 sự kiện kinh tế nổi bật, trong đó sự kiện nổi bật nhất chính là sự thành công của Hội nghị APEC 2017. Hơn nữa, năm 2017 cũng là dấu mốc quan trọng với 13 chỉ tiêu phát triển Kinh tế – Xã hội đều đạt chỉ tiêu và vượt kế hoạch, xác lập nhiều kỉ lục mới.
Có gần 11.000 Doanh nghiệp được thành lập chỉ trong tháng 1/2018, tăng 20,6% về số Doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2017 đã có thấy được sự thành công từ những sự đổi mới, thay đổi về các chính sách của nền kinh tế.
Qua đó, năm 2018 được coi là “ Năm khởi nghiệp” khi mà cụm từ “khởi nghiệp” này xuất hiện ở khắp mọi nơi trên các phương tiện thông tin như báo đài, Tivi, mạng xã hội và được bàn luận ở trường học, cơ quan cho đến những quán cà phê bên đường.
Khởi nghiệp gì với số vốn ít? Làm sao để khởi nghiệp hiệu quả? Với số vốn 100 triệu, 200 triệu, 1 tỷ, 2 tỷ thì khởi nghiệp ngành gì được? Có cách nào để khởi nghiệp an toàn?…. Đó chính là những câu hỏi phổ biến của các bạn trẻ hiện nay khi đã thay đổi kiểu tư duy theo lối mòn là “ Ra trường kiếm việc gì làm?”.
Vì vậy, bài viết sau sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên về khởi nghiệp, sự chuẩn bị và những thách thức phải đối mặt.
1. Chọn ngành phù hợp để khởi nghiệp
Đầu tiên, bạn phải biết ngành nào bạn có thể làm tốt nhất, có thể là ngành đang theo học hoặc thậm chí ngành mà bạn đam mê, tự tìm hiểu. Nhưng cơ bản, bạn phải đảm bảo được bạn có thể làm nó tốt nhất.
Thứ 2, bạn cần tìm hiểu rõ về chuỗi giá trị của ngành, gồm những khâu nào, hoạt động nào, và những yếu tố cần thiết ở mỗi hoạt động.
Thứ 3, xem xét nguồn lực hiện có, khả năng huy động nguồn lực hiện tại thì bạn có thể làm tốt công đoạn nào trong chuỗi giá trị của ngành đó ( ví dụ: khâu tiếp thị, khâu vận chuyển, khâu thu mua…)
Thứ 4, ở mỗi công đoạn sẽ có nhiều phân khúc, hãy chọn ra phân khúc mà bạn sẽ hướng tới ( ví dụ: công đoạn quản lý đầu ra – quản lý hàng hóa, vận hành phân phối, xử lý đơn hàng…)
Thứ 5, để làm tốt phân khúc đó, bạn tự đảm nhiệm được, hay cần phối hợp với các đối tác khác ( nhà cung cấp nguyên liệu, cung cấp công nghệ, cung cấp tài chính, cung cấp nhân sự…)
Thứ 6, những phương pháp và công cụ nào để hỗ trợ bạn ra quyết định chọn lựa phù hợp?
Và cuối cùng, sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, môi trường kinh doanh sẽ là yếu tố quan trọng để giúp bạn phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra, nhưng khi vào thực tế vẫn có thể xảy ra những điều không mong muốn. Vì vậy, liệu bạn có thể làm tốt công đoạn nào, phân khúc nào và ngành nào còn phải trải qua thực tế nữa!
2. Nghiên cứu tổng quan về ngành
Điều đầu tiên trước khi đi vào kinh doanh là bạn phải tìm hiểu những điều kiện ràng buộc, quy định pháp lý liên quan đến ngành nghề của mình cũng như tại địa phương nơi bạn hoạt động. Chuẩn bị tốt việc này sẽ giúp cho công việc kinh doanh của bạn trở nên suôn sẻ.
Khách hàng và thị trường là mối quan tâm lớn nhất, bởi nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển kinh doanh của bạn. Nơi bạn kinh doanh phải hướng tới khách hàng mục tiêu và phải định lượng được độ lớn của thị trường này.
Tiếp đó, cần phải tìm hiểu, phân tích được nhân khẩu học ( tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập…), văn hóa ( hành vi mua hàng, sở thích, thị hiếu, thói quen…). Từ đó, bạn mới đưa ra được kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường đó.
Ngành nghề nào cũng có đối thủ cạnh tranh và điều đó mới tạo nên hệ sinh thái cân bằng được. Vì thế, khi gia nhập vào ngành thì việc phân tích đối thủ ( về năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh họ đang có là gì?) sẽ giúp bạn tìm được hướng đi phù hợp, lựa chọn sản phẩm và phân khúc khách hàng mục tiêu.
Thực tế cho thấy, mỗi ngành đều những khoa học và công nghệ khác nhau để đáp ứng cho yêu cầu của ngành đó. Vậy bạn nên đo lường nguồn lực của mình, chọn ra được phương pháp phù hợp nhất. Nếu có thể, hãy phối hợp thêm với những đối tác khác, tìm kiếm đội ngũ nhân sự chủ chốt để thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Nhìn chung, những vấn đề đều phải được viết ra và lập thành bảng kế hoạch hoàn chỉnh, cụ thể từ đó thực hiện và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.
3. Xác định sứ mệnh và tầm nhìn
Sứ mệnh và tầm nhìn là bạn phải xác định được những công việc cần phải làm để hướng tới thứ bạn mong muốn có được.
Vạch ra 1 kế hoạch cụ thể, có thời gian bắt đầu, thời gian thực hiện rõ ràng để hướng tới những mục tiêu đã được đề ra. Từ đó phân phối thời gian, nguồn lực hợp lý cho kế hoạch đó nhằm hướng tới sự thành công, đem lại lợi nhuận.
Vì vậy, bạn cần phải xác định rõ mối liên hệ giữa những việc muốn làm và phải làm, từ đó đánh giá qua lại những quyết định lựa chọn của mình.
4. Xác định chiến lược kinh doanh
Sau khi đã nghiên cứu xong về thị trường mục tiêu, thị trường ngành, khách hàng mục tiêu và những năng lực, nguồn lực của bản thân thì từ đây các Start-up sẽ đưa ra chiến lược cho doanh nghiệp bằng việc trả lời những câu hỏi quan trọng như sau:
• Chiến lược sử dụng sản phẩm, dịch vụ hiện có thâm nhập vào thị trường bạn đang hướng tới có phù hợp không? Tại sao?
• Chiến lược sử dụng sản phẩm, dịch vụ hiện có để phát triển thị trường mới mà bạn đang hướng tới có phù hợp không? Tại sao?
• Chiến lược phát triển sản phẩm mới tại thị trường bạn đang hướng tới có phù hợp không? Tại sao?
• Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm tại thị trường đó có khả thi không? Tại sao?
Với những Start-up khi bước chân vào thị trường, đặc biệt là thị trường đã có nhiều ông lớn thì cần phải kiên trì và phải sắc bén trong việc tìm ra sự đặc biệt trong sản phẩm dịch vụ, hoặc phân khúc thị trường bị các ông lớn ít tập trung.
5. Quản trị danh mục đầu tư
Quản lý các danh mục đầu tư trình bày kế hoạch đầu tư tốt nhất, hợp lý nhất phụ thuộc vào ngân sách, độ tuổi và khả năng nhận rủi ro của bạn.
Ngoài ra, quản lý danh mục đầu tư còn giúp giảm thiểu các rủi ro và gia tăng cơ hội thu lợi nhuận, từ đó bạn sẽ hiểu rõ được nhu cầu tài chính và đưa ra các chính sách đầu tư.
• Doanh nghiệp của bạn đang có bao nhiêu sản phẩm? Sản phẩm nào là trọng yếu mang lại nguồn doanh thu và khách hàng? Những sản phẩm đó đang ở giai đoạn nào của vòng đời?
• Doanh nghiệp có những sản phẩm nào có khả năng thay thế vai trò của sản phẩm đang là chủ yếu của doanh nghiệp? Liệu kế hoạch đầu tư thế nào sẽ tốt? Và thời gian dự kiến là bao lâu?
• Doanh nghiệp có bao nhiêu sản phẩm đang được đầu tư? Và trong bao lâu sẽ thay thế được các sản phẩm đang ở vị trí “ngôi sao” hoặc thậm chí là “con bò sữa”
• Doanh nghiệp có những sản phẩm sắp hết vòng đời? Khi nào cần loại bỏ? Và phương án đầu tư tiếp tục vào sản phẩm nào?
6. Thời điểm vào thị trường phù hợp
Thời điểm thâm nhập vào thị trường cũng là một yêu tố quan trọng quyết định sự thành công của Start-up. Nếu lựa chọn thời điểm hợp lý, mức độ thành công của kế hoạch kinh doanh sẽ càng tăng.
Vì vậy, các Start-up cần trả lời những câu hỏi sau để có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất:
• Làm thế nào để biết được đâu là thời điểm thích hợp để đưa sản phẩm mới vào giai đoạn mà thị trường chấp nhận?
• Làm sao biết được đâu là thời điểm thị trường hết cơ hội cho sản phẩm của bạn.
• Nếu sản phẩm của bạn tung vào thị trường mới thì bạn có đủ nguồn lực để thực hiện công việc phổ biến tới người tiêu dùng không?
• Với mỗi giai đoạn của thị trường thì nguồn lực bạn cần là những gì? Bộ máy tổ chức ra sao? Năng lực lãnh đạo và thực thi của đội ngũ như thế nào? Công nghệ liên quan đến công việc? Hệ thống quản lý cần triển khai ra sao?
Đây chỉ mới là những câu hỏi cơ bản và trọng tâm nhất mà mỗi Start-up cần phải tự mình tìm ra câu trả lời, và khi đã tìm được câu trả lời chắc chắn nhất thì các bạn trả sẽ khởi nghiệp tốt hơn, hoàn thành những mong ước bạn đã đặt ra.
Đối với những bạn trẻ, những nhà Start-up tương lai đã xác định được hướng đi, ngành nghề và có kế hoạch hoạt động cụ thể, rõ ràng nhưng vẫn gặp khó khăn về chi phí, tài chính và văn phòng để làm việc thì một lời khuyên là các bạn hãy thử trải nghiệm dịch vụ văn phòng tiện ích.
Dịch vụ này ra đời như biện pháp hiệu quả giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tối ưu chi phí hoạt động, điều hành doanh nghiệp thông minh và hiệu quả lại rất cao thông qua các sản phẩm như Văn phòng ảo, Văn phòng chia sẻ hay Văn phòng trọn gói.
>>> Xem thêm: Điều kiện và thủ tục mở thẻ tín dụng cho doanh nghiệp năm 2021

Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Replus.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và cho thuê văn phòng. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.