Những khó khăn xuất phát từ dịch Covid-19 là “nỗi khổ không của riêng ai”. Trong đó, 5 ngành dưới đây tại thị trường Việt Nam là “nạn nhân” chịu thiệt hại và ảnh hưởng nặng bởi covid-19 nặng nề nhất.
Dưới đây là 5 ngành bị ảnh hưởng nặng bởi covid-19
1. Ngành du lịch
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy năm 2019 Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế. Trong đó, lượng du khách Trung Quốc hơn 5,8 triệu, chiếm 32%. Theo Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, dựa trên tình hình nhu cầu du lịch hiện tại, ước tính trong 3 tháng tới, du lịch Việt Nam sẽ thiệt hại từ 5,9-7 tỷ USD. Ngành du lịch rơi vào tình trạng ngàn cân treo sợi tóc.
Chính đợt dịch Covid-19 đã ngân lên hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành du lịch Việt Nam. Lao đao vì đâu? Đó là vì sự phụ thuộc của ngành du lịch Việt Nam đối với thị trường Trung Quốc. Đồng thời phụ thuộc vào các chính sách hỗ trợ khủng hoảng của chính phủ dành cho doanh nghiệp hoạt động trong ngành.
Chính dịch bệnh lần này là “liều kháng thể” dành cho “sức khỏe” của ngành du lịch Việt Nam. Đây là cơ hội giúp các doanh nghiệp có cái nhìn rộng hơn, tiên lượng trước những bất trắc, tránh vì cái lợi nhất thời mà mất sự tỉnh táo.
2. Ngành hàng không
Hiện nay, ngành hàng không của Việt Nam không còn nói chuyện tới lợi nhuận. Ở đay, nói chuyện về dòng tiền để tồn tại trong bối cảnh dịch bệnh khắc nghiệt. Các đơn vị cung ứng dịch vụ cũng như các hãng hàng không ráo riết bàn giải pháp giảm chi phí cho các hãng hàng không.
Trong nước, riêng Vietnam Airlines hiện tại có 100 chiếc máy bay, trong đó có 40 chiếc phải “đắp chiếu” nằm chờ. Điều đáng nói là vì trong mùa dịch bệnh nên máy bay không thể hoạt động, song cũng không thể cho thuê.
Theo Bộ Giao thông Vận tải vào ngày 27/2 ước tính mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam sẽ thiệt hại khoảng 25.000 tỷ đồng – một con số khủng khiếp.
3. Ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn
Ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn đã có những đóng góp rất lớn trong việc tăng trưởng GDP của thị trường kinh tế Việt Nam. Thế nhưng, Covid-19 cùng những khó khăn dồn dập bủa vây khiến ngành này ngày càng thiệt hại nặng nề.
Các doanh nghiệp trong ngành này đang dần “kiệt sức” trên chiến trường Covid-19. Họ đã nỗ lực vượt khó bằng các chương trình giảm giá sâu, liên kết với các hãng lữ hành thiết kế combo kích cầu… Tuy nhiên lại không hiệu quả. Nhiều nơi kiệt sức đến mức cắt giảm nhân sự, thậm chí phải tạm thời đóng cửa.
Mất tiền đã đành, các doanh nghiệp còn phải căng mình thương lượng với khách hàng. Họ dành nhiều thời gian và tâm sức để xử lý sự cố sau khi bị khách hàng hủy tour. Với đặc thù của ngành này, nếu cư xử không khéo sẽ khiến khách hàng nổi giận, trở thành “xấu xí” trong mắt khách. Nặng hơn thì khách Vote 1 sao, đương nhiên đó là điểm trừ lớn, hạ bớt uy tín của doanh nghiệp.
4. Ngành nông nghiệp
Theo bà Nguyễn Thúy Hạnh (Chuyên gia về dịch bệnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng: “Nếu không khống chế và kiểm soát dịch bệnh kịp thời e là sẽ kéo theo nhiều tác động xấu tới toàn nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng”.
Vốn dĩ nông nghiệp là ngành dễ chịu thương tổn vì thời tiết. Nay lại thêm dịch bệnh, người chịu tác động đầu tiên không ai khác là người nông dân. Ở mặt hàng trái cây, đây là sản phẩm khó bảo quản và chịu sức ép thời vụ nên khó xoay chuyển tình thế trong thời gian ngắn. Trong khi đó, do ảnh hưởng có dịch Corona, bài toán xuất khẩu ra nước ngoài lại càng “căng não” vì hầu hết các nông sản của nước ta chủ yếu xuất đi Trung Quốc (Trung Quốc được xem là ổ dịch của thế giới). Đây là bài toán nan giải đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh đó, ngành chế biến nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đang có những bước tiến đáng ghi nhận. Nhưng để chế biến một cách chuyên sâu thì Việt Nam vẫn cần học hỏi nhiều ở các nước khác. Đồng thời rẽ hướng sang các mặt hàng đóng gói, đồ hộp, bởi thường sau các sự kiện như thế này từ 3-5 tháng, nhu cầu về đồ ăn đóng gói, đồ đông lạnh tăng vọt.
5. Ngành xuất/nhập khẩu
Do dịch bệnh Covid 19 cũng như các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại Trung Quốc. Do đó, việc kiểm soát biên giới và dòng lưu thông hàng hóa ngày càng gặp khó khăn.
Trong khi đó, Trung Quốc lại là thị trường chủ yếu của Việt Nam, chiếm từ 22-24% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Việc thắt chặt xuất nhập khẩu hàng hóa, các mặt hàng nông sản, thủy sản,… của Việt Nam rơi vào tình trạng ùn tắc, “nằm chờ lỗ”.
Covid-19 đã khiến tình hình xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bị hạn chế, thậm chí ngưng trệ một thời gian khá dài. Điển hình là dưa hấu, tôm hùm và thanh long ruột đỏ của Việt Nam tồn ứ đến mức nông dân kêu “trời”. Rất may giai đoạn đó đã có chính phủ cùng người dân ra tay kịp lúc với các chiến dịch: “giải cứu tôm hùm”, “giải cứu thanh long ruột đỏ”.
Thực tế cho thấy, không thể phủ nhận những ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch bệnh Covid – 19 đến kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. Tuy nhiên, thay vì lo lắng, bi quan thì nhiều công ty, doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa ra những biện pháp khắc phục. Tình hình dịch bệnh đang được ra sức khống chế và điều trị. Điều này giúp các ngành nghề nhanh chóng quay lại hoạt động bình thường.
Mong rằng qua bài viết trên có thể phần nào giúp ích cho các bạn.
Các bạn có thể xem thêm tin tức về doanh nghiệp thông qua trang Replus của chúng tôi.
Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Replus.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và cho thuê văn phòng. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.