Đại dịch Corona đang hạ gục nền kinh tế thế giới nói chung và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Theo Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Thuộc Hội đồng tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) đã khảo sát trên 1.200 doanh nghiệp cho hay: “Dự là nếu Corona kéo dài 6 tháng, 74% doanh nghiệp có thể sẽ phá sản”. Nguyên nhân lớn nhất là do doanh thu không thể bù đắp các khoản chi phí hoạt động. Vậy con đường nào dẫn đến lối thoát “sống sót” cho các doanh nghiệp?
1/ Hạn chế các khoản chi hay mượn nợ lớn trong 6 tháng đầu năm 2020
Do diễn biến của dịch viêm phối cấp Corona vẫn đang rất phức tạp, người dân cũng vì thế dành đa phần thời gian ở nhà để đảm bảo an toàn. Nhu cầu chi tiêu trong mùa dịch giảm đáng kể, chưa có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, khả năng hoàn vốn rất thấp. Đồng thời giao dịch hàng hóa không ổn định, nguồn hàng đang thiếu hụt trầm trọng.
Trong trường hợp xấu cần nguồn vốn khẩn cấp, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ xin gia hạn nộp thuế và xin trả chậm cho ngân hàng. Nhưng đúc kết lại chi hay mượn nợ lớn trong 6 tháng đầu năm 2020 là cách đưa doanh nghiệp đến bờ vực “phá sản” nhanh nhất.
2/ Đa dạng kênh bán hàng
Khi các doanh nghiệp kinh doanh offline báo lỗ hoặc xin cơ chế để sống sót qua mùa Corona thì các doanh nghiệp online lại ăn nên làm ra. Thấy rõ kể từ khi Trung Quốc công bố bùng phát dịch vào tháng 12/2020 thì điển hình là Seller Center, Lazada đã tăng trưởng nhanh hơn 40% so với trước Tết.
Người mua hàng cảm thấy an toàn vì có được sản phẩm về tới tay mình khi giao dịch mua hàng trên các sàn thương mại điện tử hay trang Web riêng. Chính vì thế, đây là nơi an toàn cho các doanh nghiệp.
Đối với những doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm kinh doanh online nên tham gia các khóa học chính thống và triển khai nhanh cho nhân viên hành động. Đa dạng kênh bán hàng là cách giúp doanh nghiệp giảm thiểu và hạn chế tối đa lượng hàng hóa tồn kho. Từ đó, luân chuyển được dòng tiền “nuôi sống” doanh nghiệp.
3/ Lên kịch bản ứng phó để dự báo doanh số
Kể cả khi trước mắt chưa thấy được sự ảnh hưởng thì doanh nghiệp vẫn cần phải đón đầu trước mọi tình huống. Dự đoán hành vi thói quen của người tiêu dùng thay đổi sẽ ảnh hưởng đến mức độ thay đổi của doanh số như thế nào.
Nếu giảm doanh số thì việc cần làm là phải cân đo các khoản chi tiêu liên quan đến hoạt động tiếp thị hướng tới khách hàng. Khoản chi tiêu cho tiếp thị đó cần đánh vào đối tượng trọng yếu nhất, khách hàng có giá trị với doanh nghiệp nhất.
4/ Chuẩn bị nguồn tiền
Hãy tự đặt câu hỏi liệu rằng doanh nghiệp có thể trụ được vài quý sụt giảm khi nền kinh tế không tăng trưởng? Doanh nghiệp đã có kế hoạch A, B, C chưa? Có thể cắt giảm chi phí ở đâu mà không gây tổn thất quá nhiều cho doanh nghiệp?
Trong bối cảnh dịch Corona hiện nay, trước tiên doanh nghiệp cần kiểm tra xem kế hoạch chi tiêu của doanh nghiệp có hợp lý hay không? Từ đó, đề xuất và đưa ra những phương án mới cắt giảm nhưng vẫn xúc tiến được hoạt động của doanh nghiệp.
Điển hình như tiết kiệm chi phí bằng việc thuê văn phòng ảo. Thay vì, thuê văn phòng truyền thống bạn sẽ mất một khoản chi phí từ 30-50 triệu hàng tháng thì sử dụng văn phòng ảo giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoản tiền khá lớn. Chỉ từ 9.900đ/ ngày bạn đã sử dụng một văn phòng cao cấp đầy đủ tiện nghi, hiện đại và nhiều tiện ích đi kèm.
Khi sử dụng mô hình này, mọi thư từ bưu phẩm đều được nhân viên lễ tân tiếp nhận và chuyển thông tin về cho khách. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tiếp đoán khách hàng mà không hề tốn chi phí trong vài buổi đó. Ở thời điểm, hãy tận dụng các dịch vụ thuê ngoài để tối ưu chi phí.
5/ Động viên nhân sự trụ cột, nhân sự lâu năm
Đợt dịch Corona cũng là thời điểm để doanh nghiệp đánh giá một cách nghiêm túc về chất lượng nhân sự, hiệu quả công việc. Đặc biệt với những doanh nghiệp đang rơi vào giai đoạn căng thẳng về tài chính.
Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp cần nhìn ra những nhân sự cốt cán, có biện pháp khích lệ họ kịp thời. Bởi nhân sự là nền móng của doanh nghiệp, nếu không có họ chẳng khác nào “đi đánh cá mà không có lưới”.
Ở thời điểm này, doanh nghiệp phải luôn luôn đảm bảo không gian làm việc luôn an toàn và chuyên nghiệp cho nhân viên theo khuyến nghị của Bộ Y tế. Đồng thời, động viên họ giãn thời gian tăng lương mỗi năm để doanh nghiệp có thể khôi phục lại một cách nhanh chóng.
Đại dịch Corona và cuộc “chọn lọc tự nhiên” của các doanh nghiệp đang trên đà gay cấn. Với diễn tiến của dịch cùng sự thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải thay đổi theo. Nhanh chóng và linh hoạt để có thể “sống sót” trong khoảng thời gian sắp tới. Hãy tập thích nghi để vượt qua giai đoạn khủng hoảng này.
Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Replus.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và cho thuê văn phòng. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.