Cổ nhân thường dạy: “Vạn sự khởi đầu nan”- trong đời sống cũng như công việc kinh doanh, gian nan nhất là khi bạn đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường sự nghiệp của mình.
Có hàng trăm, hàng nghìn nỗi lo của các Startup trẻ: Liệu hướng đi tôi chọn có đúng? Làm cách nào để mọi người biết đến sản phẩm của tôi? Làm cách nào để bán được những đơn hàng đầu tiên?
Để giúp bạn vượt qua những khó khăn ban đầu đó, Replus xin được chia sẻ những bí quyết để tìm kiếm khách hàng đầu tiên cho doanh nghiệp của bạn.
1. Hãy là một chuyên gia cho sản phẩm của bạn
Trước khi nghĩ đến việc làm cách nào tìm kiếm khách hàng càng nhanh càng tốt, hãy trau dồi chuyên môn về lĩnh vực của ban, ít nhất là bạn phải nắm rõ sản phẩm mà mình kinh doanh. Bạn không thể trả lời rằng: “Ôi xin lỗi chị, em cũng chẳng biết chiếc áo này chất liệu gì” khi tư vấn cho khách hàng. Họ sẽ cho rằng bạn chỉ là một gã ”tay mơ” và đang cố “lừa phỉnh” họ để mua một mặt hàng không rõ nguồn gốc, chất lượng kém.
Vậy nên, hãy dành cho mình một khoảng thời gian để tìm hiểu sản phẩm mà minh kinh doanh, luôn trong tư thế là một saler sẵn sàng “chiến đấu” với bất cứ câu hỏi hóc búa của khách hàng.
Một khi đã phát triển chuyên môn, hãy thể hiện cho mọi người biết bằng bất kì phương tiện truyền thông nào. Facebook và blog là 2 trang social có hiệu quả tốt nhất để truyền bá thông điệp của bạn. Tận dụng nó như một nơi để chứng tỏ kĩ năng chuyên môn của bạn – khách hàng yêu thích sự truyền tải một cách khách quan, chứ không phải là những lời kêu gọi “hãy mau mua sản phẩm của chúng tôi đi”. Và điều quan trọng nhất? – đừng quên dẫn nguồn về trang bán hàng của mình, vì mục đích cuối cùng của bạn chính là chốt đơn hàng một cách nhanh nhất.
2. Ai là người sẵn sàng “móc hầu bao” cho sản phẩm của bạn?
Bạn đã có một sản phẩm tốt, và là một saler chuyên nghiệp cho sản phẩm của mình, vậy thì ai sẽ là người bạn phải tiếp cận? Đây là lúc chúng ta phải cân nhắc các chiến lược:
• Bạn sẽ chọn phân khúc giá rẻ, khác biệt hóa sản phẩm hay thị trường nhánh?
• Khách hàng của bạn là ai? Thói quen tiêu dùng sản phẩm đó như thế nào?
Tôi có nhiều người bạn kinh doanh gặp thất bại ”từ trong trứng nước”, vì họ không nắm bắt được tâm lí khách hàng. Bạn không thể bán một chiếc áo len thừng vào mùa khô ở Sài Gòn được, cho dù nó có đẹp đến mấy! Và cũng đừng áp suy nghĩ của chính mình vào khách hàng, hãy nhớ sản phẩm của bạn không phải bán ra cho một mình bạn sử dụng.
3. Ai sẽ là đối thủ của bạn?
Binh pháp Tôn Tử đúc kết: “Biết người biết ta – trăm trận trăm thắng”. Thương trường cũng như chiến trường, thị trường không phải là nhà của bạn mà là ngôi nhà chung cho hàng nghìn, hàng vạn đối thủ khác. Hãy tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, cả trực tiếp lẫn gián tiếp trên phân khúc thị trường mà bạn nhắm tới.
Tìm hiểu về sản phẩm cũng như chiến lược của những đơn vị cạnh tranh sẽ giúp bạn tìm ra điểm khác biệt trong sản phẩm của mình. Tập trung vào việc quảng bá các tính năng nổi bật ấy và cho khách hàng nhận thấy giá trị khác biệt mà họ sẽ nhận được khi lựa chọn tiêu dùng sản phẩm của bạn.
4. Xây dựng lòng tin
Sau khi đã chắc chắn về sản phẩm và thị trường của bạn, đây là lúc chúng ta tiến hành tiếp cận những khách hàng đầu tiên bằng các biện pháp xây dựng lòng tin thông qua một số phương pháp sau:
– Cải thiện tính năng bảo mật, tránh trường hợp bị rò rĩ thông tin và spam mail, số điện thoại.
– Giúp mọi người thấy thương hiệu của bạn một cách dễ dàng thông qua Social, mạng xã hội, fanpage và website chất lượng.
– “Hứa ít,làm nhiều” bởi khách hàng đang cảm thấy họ hay bị lừa dối, vì vậy, bằng cách hãy nói rằng bạn sẽ bảo hành sản phẩm cho họ trong 8 năm khi mà vòng đời của sản phẩm đó lên tới 10 năm.
– Khách hàng là “thượng đế” vì vậy, khâu chăm sóc khách hàng của bạn cần được phát triển mạnh mẽ, chế độ hậu mãi nhanh chóng, hữu ích.
– Cá nhân hóa thương hiệu: thể hiện thông qua thái độ và tương tác của nhân viên với khách hàng.
– Giao tiếp với khách hàng nhiều hơn: cởi mở, minh bạch và luôn nhận lỗi sai về mình.
– Luôn sẵn sàng trả lời: phát triển chatbox, hotline 24/7.
5. Triển khai các kênh bán hàng
Tùy thuộc vào đặc tính và quy mô sản phẩm mà lựa chọn kênh phân phối phù hợp nhất. Hãy nhớ mỗi kênh bán hàng có ưu nhược điểm khác nhau. Đối với sản phẩm là hàng hóa thông thường, bạn có thể tận dụng thương hiệu các ”ông lớn” như Lazada, Tiki, Shopee bằng việc liên kết bán hàng với họ để có những đơn hàng đầu tiên.
6. Tiếp cận người quen
Đây là nguồn khách hàng nhanh nhất mà bạn có thể tiếp cận được. Mời họ sử dụng sản phẩm và quảng bá đến những người quen khác của họ. Tuy nhiên, đây cũng là một ”con dao hai lưỡi” – vì cái gì dễ đến thì cũng sẽ dễ đi. Chủ tịch Alibaba Jack Ma từng nói “khi bạn bán thứ gì cho người quen hay người nhà, cho dù bạn bán bao nhiêu họ vẫn sẽ nghĩ bạn đang kiếm tiền từ họ. Người quen chính là đối tượng khách hàng ”khó tính”, vì vậy, hãy chắc chắn rằng sản phẩm mà bạn giới thiệu cho họ là tốt và chất lượng xứng với giá thành.
7. Tìm kiếm khách hàng bằng các chiến lược khuyến mãi
Một cách nhanh nhất để thu hút khách hàng mới biết đến sản phẩm của bạn là việc tiếp thị thông qua các chương trình khuyến mãi. Một người bạn của tôi đã rất thành công khi giới thiệu mặt hàng mỹ phẩm mà cô ấy bán thông qua các chương trình Minigame. Bạn có thể giảm giá, hoặc tặng miễn phí sản phẩm dùng thử với yêu cầu là chia sẻ và like bài viết của bạn. Điều này cũng sẽ làm tăng lượng follow tự nhiên trên fanpage của bạn.
8. Trở thành thành viên trong các group liên quan
Tham gia vào các group liên quan đến mặt hàng mà bạn bán không chỉ giúp bạn có thêm kinh nghiệm về chuyên môn mà còn là cơ hội để quảng bá sản phẩm của mình và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Nhưng hãy nhớ, đừng vào đó và hô hào, spam bán sản phẩm một cách lộ liễu, tôi tin chắc bạn sẽ bị admin block chỉ trong 1p30s đấy. Có nhiều cách đề bạn “bán hàng nhưng không bán hàng”. Bằng những bài review khách quan về sản phẩm, hay xu hướng tiêu dùng, và nhiệt tình giải đáp các thắc mắc của họ. Hãy nhớ, khách hàng chỉ mua sản phẩm khi nào họ có đủ niềm tin vào chính bạn.
9. Content is “king”
Trong môi trường kinh doanh thương mại điện tử, content (nội dung) là yếu tố quan trọng và gần gũi nhất. Đừng quan trọng hóa lên với suy nghĩ phải chạy quảng cáo với chi phí bao nhiều để tiếp cận khách hàng – đó là việc bạn phải làm sau này. Còn bây giờ? Hãy xây dựng vào bộ mặt thương hiệu của bạn: một website với nội dung tốt, thu hút khách hàng. Tập trung và dành thời gian cho những bài viết quảng bá sản phẩm. Luôn nhớ, hãy đặt tâm hồn và tình cảm của mình vào mỗi bài viết – vì con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để kết nối với khách hàng là từ trái tim đến trái tim.
10. Có một địa chỉ kinh doanh uy tín
Với những doanh nghiệp Startup trẻ, rất khó để tạo dựng được thương hiệu của bạn trong lòng khách hàng trong giai đoạn mới ra mắt sản phẩm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể gây ấn tượng ban đầu với khách hàng bằng việc lựa chọn địa chỉ giao dịch tại những vị trí trung tâm thành phố.
Ngày nay, để sở hữu một địa chỉ kinh doanh ở những mảnh đất ”vàng” không còn là bài toán kinh tế cho doanh nghiệp vì đã có giải pháp văn phòng ảo – một mô hình văn phòng thông minh, tiết kiệm chi phí và nhân lực cho doanh nghiệp. Đây là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp trẻ với quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
“Vạn sự khởi đầu nan – gian nan quyết không nản”. Con đường đến thành công luôn mở cửa chờ đón tất cả mọi người, nhưng quan trọng là chúng ta có đủ ý chí, đủ niềm tin, đủ kiên cường để tìm kiếm chìa khóa cho cuộc đời mình hay không?
Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Replus.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và cho thuê văn phòng. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.